8 tháng đầu năm, Chính phủ chi bao nhiêu để trả nợ?

Thứ ba, 10/09/2019, 18:28 PM

Tính từ đầu năm đến cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã chi trả nợ trong nước khoảng 180.025 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 33.117 tỉ đồng

8-thang-dau-nam-chinh-phu-chi-bao-nhieu-de-tra-no
Chính phủ đã chi trả nợ trong nước khoảng 180.025 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 33.117 tỉ đồng. Ảnh minh họa

Trong 8 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài (4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID) với tổng trị giá khoảng 463 triệu USD.

Riêng trong tháng 8, giải ngân nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài khoảng 74 triệu USD. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8, giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019 khoảng 1.322 triệu USD, tương đương 30.494 tỉ đồng.

Cũng theo số liệu từ Bộ Tài chính, trả nợ của Chính phủ trong tháng 8 khoảng 5.389 tỉ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 4.315 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 1.074 tỉ đồng.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, Chính phủ đã trả nợ khoảng 213.142 tỉ đồng, trong đó trả nợ trong nước khoảng 180.025 tỉ đồng, trả nợ nước ngoài khoảng 33.117 tỉ đồng.

"Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ về cơ bản được thanh toán kịp thời, không xảy ra tình trạng chậm trả nợ", Bộ Tài chính đánh giá.

Theo Bộ Tài chính, trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Chính phủ phải huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn

Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,6% năm 2018).

Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Trong một diễn biến khác, theo Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 8, tổng số thu NSNN ước đạt 997.600 tỉ đồng, tương đương 70,7% dự toán cả năm. So với cùng kỳ năm 2018, số thu NSNN này cũng đã tăng 12,4%. Trong khi đó, tổng số chi 8 là 901.350 tỉ đồng, bằng 55,2% dự toán, tăng 2,8%. Như vậy, sau khi cân đối thu - chi, NSNN đạt mức thặng dư 96.250 tỉ đồng sau 8 tháng.

Báo cáo của Chính phủ về nợ công cho thấy  nợ công Việt Nam ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ đồng. Trung bình mỗi người dân gánh 32 triệu đồng nợ công.

Dù nợ công so với GDP giảm là điều đáng khích lệ, song khả năng trả nợ lại là vấn đề cần phải lưu ý.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2018 phải trả tổng cộng khoảng 250 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trong nước là 198.907 tỷ đồng. Ngoài ra, trả nợ nước ngoài là hơn 51 nghìn tỷ đồng.

Trong số gần 200 nghìn tỷ đồng trả nợ trong nước thì có gần 1 nửa là để trả lãi. (trả gốc là 101.657 tỷ đồng, trả lãi là 97.250 tỷ đồng).

Chính phủ đánh gái nghĩa vụ trả nợ của ngân sách đang ngày càng tăng lên.

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, một trong các vấn đề tác động đến sự an toàn nợ công của Việt Nam là việc các khoản vay sắp đến hạn trả. Ví dụ, nhiều khoản vay trong nước cơ bản sẽ đến hạn sau 5 năm vay, tức là 2020 - 2021 tới đây; một số khoản vay ODA, kể cả có lãi và không lãi cũng đến hạn phải trả nợ gốc vào năm 2020… làm gia tăng áp lực trả nợ vào thời gian tới.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây, năm 2017 là 144.000 tỷ đồng, 2018 là hơn 146 nghìn tỷ đồng. Năm 2019 dự kiến là 181.970 tỷ đồng, nếu tính cả chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương, tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là xấp xỉ 200 nghìn tỷ đồng.

Điều đáng lưu ý là, dù thu ngân sách hàng năm vẫn liên tục tăng cao, nhưng vẫn không bù nổi chi. Thu ngân sách vẫn thấp hơn số chi ngân sách.

 

BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu: Quy định kỳ lạ

Theo luật sư Trương Thanh Đức, doanh nghiệp đầu tư BOT giao thông được bảo lãnh doanh thu là quy định kỳ lạ, đi ngược với kinh tế thị trường.

 

Chủ tịch VCCI lần đầu lên tiếng về kết luận liên quan Asanzo

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có chia sẻ về việc VCCI có kết luận liên quan vấn đề xuất xứ hàng hóa của Asanzo.

 

Giá xăng, điện vào danh mục bí mật nhà nước: Chính phủ phải lý giải cụ thể

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng, đưa vào danh mục bí mật nhà nước phải có lý do, tại sao Chính phủ khi đưa giá xăng, giá điện vào danh mục bí mật nhà nước?