Chuyện cưới giả vì bị giục kết hôn, vì ‘chạy bầu’ ở Việt Nam lên báo Tây

Thứ ba, 27/02/2018, 09:23 AM

Theo hãng thông tấn nổi tiếng thế giới AFP, trong những năm qua, có hàng ngàn đám cưới giả đã được tổ chức ở Việt Nam để đối phó với việc bị giục kết hôn hay sự kỳ thị "không chồng mà chửa".

afp-viet-ve-chuyen-cuoi-gia-vi-bi-giuc-ket-hon-vi-chay-bau-o-viet-nam
Theo AFP, hiện tượng tổ chức đám cưới giả đang ngày càng tăng trong giới trẻ Việt. Ảnh AFP

Dưới đây là lược dịch bài viết của AFP về hiện tượng tổ chức đám cưới giả ngày càng tăng trong giới trẻ Việt, khiến không ít người Việt ngỡ ngàng:

Nhìn bên ngoài, đám cưới của Kha, 27 tuổi, trông khá hoàn hảo nhưng cô đang giấu những bí mật “động trời”: cô đang có thai 3 tháng; chú rể là giả, được thuê xuất hiện trong đám cưới. Cô làm vậy để tránh sự kỳ thị của xã hội khi trở thành bà mẹ đơn thân.

Kha cho hay: "Bố mẹ tôi sẽ vô cùng xấu hổ nếu tôi không có chồng mà chửa". Cô cho biết, cha của đứa bé đã cưới người phụ nữ khác và đã trả tiền cho đám cưới giả với giá 1.500 USD này.

Kha và người chồng giả mạo sẽ không trở thành vợ chồng hợp pháp vì họ chỉ tổ chức đám cưới chứ không đăng ký kết hôn. Nhưng Kha cho biết cô biết ơn người đàn ông này vì đã giả làm chú rể trước gia đình và bạn bè cô.

Kha cho hay: "Tôi thấy mình như người sắp chết đuối vớ được cọc". Cô sẽ không nói cho gia đình bí mật này mà sau một thời gian nữa, cô sẽ bảo với họ rằng vợ chồng cô đã bỏ nhau. Cô muốn mọi người cho rằng cô là bà mẹ đơn thân sau khi ly dị chồng chứ không phải có con ngoài giá thú.

Đám cưới giả đang phát triển nhanh ở Việt Nam, nơi có khoảng 70% số người trên 15 tuổi đã kết hôn.

Không chỉ có những cô gái “chạy bầu”, nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD thuê bố mẹ, cô dì, chú bác và cả bạn bè để tổ chức một đám cưới như thật. Họ làm vậy để đối phó khi bị thúc giục kết hôn hoặc tránh những xung đột khi 2 bên gia nhà không đồng ý cho hết hôn.

Khác biệt giữa các thế hệ

Quan niệm về các mối quan hệ đang thay đổi nhanh chóng trong giới trẻ Việt - nơi có hơn một nửa trong số 93 triệu dân số dưới 30 tuổi. Ngày càng nhiều đôi trẻ sống thử trước hôn nhân hoặc thuê nhà sống riêng sau khi kết hôn.

afp-viet-ve-chuyen-cuoi-gia-vi-bi-giuc-ket-hon-vi-chay-bau-o-viet-nam
Ảnh minh họa trong bài viết của AFP.

Tỷ lệ phá thai cũng đang tăng nhanh chóng. Năm 2017 có tới 300.000 ca phá thai được ghi nhận. Con số thực tế có thể cao hơn bởi nhiều vụ phá thai được thực hiện tại các cơ sở y tế tư nhân và không được ghi chép.

Nhiều bạn trẻ sợ kết hôn bởi họ cảm thấy áp lực khi phải tuân theo các chuẩn mực truyền thống, bị uốn nắn đặc biệt là bởi những người cao tuổi.

Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyen Duy Cuong cho hay: "Nhiều người không dám sống thật với tình cảm của mình. Họ phải đối mặt với những phong tục tập quán, văn hóa từ lâu đời”.

Ông bày tỏ sự thông cảm đối với những người phải làm đám cưới giả để che mắt gia đình: “Chúng ta nên đặt mình vào địa vị của những người đang không còn lối thoát”.

Ông cũng cho hay, nhiều đôi trẻ buộc phải tổ chức đám cưới giả để tránh rạn nứt quan hệ gia đình.

Cặp đôi Quân và Hương rơi vào hoàn cảnh gia vậy. Gia đình Quân không đồng ý cho anh kết hôn với Hương vì cô đến từ 1 tỉnh nghèo. Trong khi bố mẹ Hương lại muốn con gái kết hôn ngay trong năm 2017 vì hợp tuổi.

Vì vậy, đôi bạn trẻ quyết định tổ chức đám cưới giả ở quê nhà cô gái ở Nghệ An. Khách mời là thật nhưng bố, mẹ, cô dì chú bác, bạn bè của chú rể đều là giả.

Quân cho biết, mặc dù đám cưới là giả nhưng tình cảm và mong muốn thành vợ thành chồng của họ là thật.

Anh cảm thấy nhẹ nhõm vì đám cưới đã diễn ra xuôn xẻ. Dù vậy anh vẫn phải tiếp tục che giấu bí mật đó với gia đình. Quân cho hay: “Đám cưới đó vừa là thật, vừa là giả. Tôi chỉ phải bỏ ra một chút tiền nhưng tất cả mọi người đều hạnh phúc. Chúng tôi giải quyết các vấn đề một cách êm ấm”.

Xuất phát từ nhu cầu của các bạn trẻ, nhiều công ty tổ chức đám cưới giả đã xuất hiện, đặc biệt là tại Hà Nội.

Chủ của 1 công ty tổ chức đám cưới giả cho biết, công ty ông đã tổ chức hàng ngàn đám cưới giả trong những năm qua. Mỗi ngày có tới vài trăm người được công ty thuê để tới dự các đám cưới, tăng gấp hàng chục lần so với 10 năm trước.

Ông nói: "Chúng tôi lo lắng về thực trạng hiện nay. Công ty giống như bệnh viện, giúp đỡ các bạn trẻ điều trị 'bệnh' của họ. Nhưng chúng tôi thực sự không muốn điều đó tiếp tục xảy ra”.

Tên các nhân vật đã được thay đổi.

 

Sự khác nhau giữa Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc cùng đón Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, cách ăn Tết của hai nước có nhiều nét khác biệt. Vậy sự khác nhau giữa Tết Việt Nam và Tết Trung Quốc là gì?