Nhưng điều đó đã không xảy ra, và nhìn nhận lại, thật dễ hiểu tại sao: Thị trường dầu mỏ toàn cầu đã hết lần này đến lần khác chứng minh sự kiên cường hơn rất nhiều so với những gì các nhà giao dịch đánh giá cao. Nhưng giá dầu ở mức 200 USD có còn là một khả năng hay không? Các nhà phân tích cho rằng khả năng này vẫn luôn xảy ra, những tình huống nhất định.
Hàn Quốc có những lựa chọn nào?
Nhân chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc kể từ năm 2011 đến nay, ông Yoon Suk Yeol được Tổng thống Mỹ Joe Biden long trọng tiếp đón tại Nhà Trắng vào hôm 26-4-2023. Chương trình nghị sự của thượng đỉnh Mỹ-Hàn ngay sau đó rất dày đặc, và những tuyên bố chính thức từ cả hai bên đều nhấn mạnh đến nhu cầu đối phó với mối đe dọa Triều Tiên, bên cạnh vấn đề tăng cường quan hệ song phương về mọi mặt. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn Triều Tiên có bất kỳ hành động leo thang hạt nhân nào. Đây là quyết định đưa ra trong bối cảnh gia tăng lo ngại về hành động mở rộng kho vũ khí của Bình Nhưỡng. “Hôm nay, chúng tôi cùng đánh dấu kỷ niệm một liên minh sắt đá, một tầm nhìn chung cho tương lai của chúng tôi, và một tình bạn sâu sắc”, trích lời phát biểu về quan hệ Mỹ - Hàn của Tổng thống Joe Biden, tại buổi lễ đón nhà lãnh đạo Hàn Quốc đến Nhà Trắng. Ông Yoon Suk-yeol cho biết, ông muốn đánh dấu kỷ niệm 70 năm quan hệ giữa Mỹ - Hàn bằng “những giá trị” như sự phấn đấu chung để bảo vệ “sự tự do”.
Mỹ muốn bảo vệ Hàn Quốc bằng biện pháp “răn đe mở rộng”. Đây là một tình huống đơn giản, nhưng lại có giá đắt: Nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân, nước này sẽ phải đối mặt với sự trả đũa tàn khốc từ phía Mỹ.
Vào năm 2006, Bình Nhưỡng đã cho thử bom hạt nhân lần đầu tiên. Và sau nhiều năm, Triều Tiên đã trở mối đe dọa thực thụ: Từ một đất nước có tương đối ít bom và ít khả năng đưa chúng ra ngoài biên giới, giờ đây, kho vũ khí của Triều Tiên đã phát triển vượt bậc. Họ có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với khả năng vươn tới những thành phố của Mỹ, làm cho quyết định bảo vệ Hàn Quốc trở thành một cái giá ngày càng đắt hơn.
Nhiều người Hàn Quốc hoài nghi về việc Mỹ thực sự mạo hiểm những thành phố của mình để bảo vệ nước đồng minh. Quan trọng hơn nữa, trong thời gian còn nắm quyền, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt câu hỏi về giá trị mối quan hệ liên minh Mỹ - Hàn. Do đó, người dân Hàn ủng hộ ý tưởng Hàn Quốc tự phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ. Một cuộc thăm dò vào tháng trước cho thấy, hơn 64% người dân Hàn Quốc ủng hộ ý tưởng này, nhưng chính quyền của Tổng thống Biden thì lại phản đối.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Yoon cam kết sẽ tìm cách thuyết phục Mỹ triển khai lại kho vũ khí hạt nhân chiến thuật ở phía nam bán đảo Triền Tiên, và sau đó là chính sách “chia sẻ hạt nhân” - tức chia sẻ quyền điều hành kho vũ khí này. Vào tháng 1/2023, ông nêu khả năng Seoul cần phát triển kho vũ khí hạt nhân của riêng mình vào một thời điểm nào đó. Ông khẳng định rằng, với chuyên môn khoa học của mình, Hàn Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện được.
Ông Yoon chưa từng nghĩ đến chuyện thật sự tái triển khai kho vũ khí hạt nhân chiến thuật - Washington cũng không ủng hộ việc này, và ông cũng đã rút lại phát ngôn về việc Hàn Quốc tự chế tạo bom hạt nhân. Ông khẳng định, chính quyền của ông cam kết tuân thủ Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT).
Dù vậy, những bình luận của ông đã mở ra nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa. Theo một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, điều này mang lại nguy cơ bình thường hóa ý tưởng triển khai kho vũ khí hạt nhân của riêng Hàn Quốc.
Sau cuộc họp, hai nhà lãnh đạo đã ra bản "Tuyên bố Washington", tập trung vào chiến lược "răn đe mở rộng" đối với Triều Tiên. Tuyên bố nhấn mạnh rằng hai nước sẽ họp song phương ngay lập tức nếu Bình Nhưỡng mở một cuộc tấn công hạt nhân, cam kết là liên minh sẽ có phản ứng nhanh chóng và áp đảo bằng mọi phương tiện, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đặc biệt nhấn mạnh: "Chính quyền Triều Tiên sẽ kết thúc nếu họ dám mở cuôc tấn công hạt nhân vào Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ".
Liên minh Mỹ - Hàn cũng thành lập Nhóm Tham Vấn Hạt Nhân (NCG) để thảo luận chi tiết về "răn đe mở rộng", đồng thời cam kết triển khai thường xuyên các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ, như tàu ngầm hạt nhân, trên bán đảo Triều Tiên và tăng cường thao dượt trên máy tính, mô phỏng một chiến tranh hạt nhân để tập luyện cách đối phó. Đây được xem là một nỗ lực nhằm xoa dịu dư luận Hàn Quốc về vấn đề "chia sẻ hạt nhân". Tuy nhiên, trên thực tế, Washington chưa bao giờ chia sẻ hoặc thảo luận với ai thông tin về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Những quan chức cấp cao của Mỹ cho biết mục tiêu của việc thành lập nhóm NCG để giúp Hàn Quốc nắm rõ nội dung những kế hoạch của Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, cũng như để tạo điều kiện cho Hàn Quốc “tham gia vào những cuộc thảo luận đó”. Một quan chức khác cho biết, mục tiêu của Hội nghị là làm rõ “cam kết tuyệt đối và lâu dài của chúng tôi về việc tạo khả năng răn đe mở rộng để bảo vệ (Hàn Quốc), và nếu cần, thì sẽ bao gồm một phản ứng quyết đoán”.
Như vậy, lãnh đạo hai bên công bố kế hoạch làm rõ khả năng răn đe hơn, thông qua hoạt động triển khai thường xuyên những khí tài chiến lược, bao gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Lần đầu tiên từ những năm 1980, Mỹ sẽ gửi Hàn Quốc loại tàu ngầm này. Tuy nhiên, các quan chức nhấn mạnh, họ “không có dự định” tái điều động vũ khí hạt nhân Mỹ đến bán đảo Triều Tiên. Chưa kể, những quyết định về việc sử dụng chúng thuộc thẩm quyền duy nhất của tổng thống Mỹ. Ngoài ra, Seoul tái khẳng định cam kết của họ đối với NPT, cũng như duy trì trạng thái là một quốc gia phi hạt nhân.
Một số bộ phận người Hàn Quốc cho rằng, những biện pháp này là chưa đủ. Họ kêu gọi phản ứng mạnh mẽ hơn để bắt Bình Nhưỡng rút lại những chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Dù vậy, họ chấp nhận tuyên bố của Tổng thống Yoon Suk-yeol rằng Washington xem trọng những lo ngại của Seoul.
Nếu Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân?
Vào tháng 1/2023, chuyên gia hạt nhân Siegfried Hecker đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu Seoul có bom hạt nhân: Triều Tiên có thể sẽ xây dựng một kho vũ khí lớn hơn nữa và kích hoạt những biện pháp trừng phạt gây tổn hại rất lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc.
Chưa kể, mặc dù chuyên môn kỹ thuật và chương trình hạt nhân dân sự, Hàn Quốc sẽ cần nhiều năm để tạo ra một kho vũ khí hạt nhân, và điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt liên minh với Mỹ và mất đi “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ.
Điều này cũng sẽ đe dọa đến nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Ông Hecker nói: “Hàn Quốc sẽ là quốc gia dân chủ đầu tiên rút khỏi NPT. Đây là một đòn giáng mạnh vào công việc lãnh đạo của Mỹ từ hàng thập kỷ nay, nhằm ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân. Washington sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc lên án và phản đối quyết định chế tạo bom của Hàn Quốc. Họ có thể có kho vũ khí hạt nhân của riêng mình - nếu muốn trả giá đắt và thực hiện nhiều hy sinh lớn lao, hoặc có thể hợp tác với người Mỹ để đứng núp dưới chiếc ô hạt nhân, và nương tựa vào quân đội Mỹ đang đồn trú trên bán đảo.
Người dân Hàn Quốc lo ngại về khả năng hạt nhân của Triều TiênHàn Quốc trong thế kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc
Nhiều gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc lo sợ rằng, nếu Mỹ cố gắng cản trở Trung Quốc trong việc mua lại công nghệ nước ngoài, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến họ. Do đó, chính phủ của Mỹ đã cấp cho Samsung Electronics và SK Hynix - hai nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất thế giới, quyền được miễn trừ trong một năm. Như vậy, họ sẽ có thể tiếp tục cung cấp chip điện tử cho những cơ sở sản xuất của họ tại Trung Quốc cho đến tháng 10/2023. Tuy nhiên, hiện Reuters chưa biết hai nước sẽ có dự định gì sau khi hết hạn miễn trừ. Theo bản tin của Financial Times ngày 23/4, Mỹ yêu cầu Hàn Quốc khuyến khích các nhà sản xuất chip trong nước không cung cấp cho thị trường Trung Quốc nếu như Bắc Kinh ban hành lệnh cấm toàn nước tiêu thụ sản phẩm chip bộ nhớ từ nhà sản xuất Micron Technology Inc của Mỹ. Theo văn phòng của Tổng thống Yoon, qua chuyến đi này, Mỹ và Hàn Quốc sẽ có thêm cơ hội tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng công nghệ cao.
Không chỉ có vậy, nếu như trước đây, Hàn Quốc đã luôn có mối quan hệ cân bằng với Mỹ - đồng minh chính của họ và Trung Quốc - đối tác thương mại chính của họ. Theo ông Victor Cha, phó chủ tịch cấp cao phụ trách châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, “Hàn Quốc có truyền thống rất ngại nói về Đài Loan và rất ngại can dự vào bất kỳ tranh chấp nào giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…, không muốn bị kẹt giữa người bảo trợ an ninh chính và người bảo trợ kinh tế chính. Thế nhưng tình hình đang hoặc đã thay đổi”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/4 dành cho Reuters, Tổng thống Hàn Quốc nhận định rằng vấn đề Đài Loan không chỉ là một vấn đề riêng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc mà mang tính chất toàn cầu. Tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc đã lập tức bị Trung Quốc cực lực phản đối. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã triệu mời đại sứ Hàn Quốc tại Bắc Kinh lên để bày tỏ thái độ hết sức bất bình trước những lời lẽ “sai lầm” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Trong một phân tích đăng trên trang mạng The Conversation ngày 25/4, giáo sư Triều Tiên học Lee Sung Yoon thuộc Đại Học Tufts ở Hoa Kỳ, cho rằng nội dung phát biểu về Đài Loan của Tổng thống Yoon không có gì mới, chỉ lặp lại những gì mà ông cùng với Tổng thống Biden đã tuyên bố tại thượng đỉnh đầu tiên của hai người ở Seoul vào tháng 5 năm 2022 về tầm quan trọng của việc giữ gìn “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan như một yếu tố thiết yếu đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Thế nhưng, theo giáo sư Lee, phát biểu được lập lại này cho thấy khả năng lãnh đạo Hàn Quốc ngả thêm về phía Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh từ ngày lên nhậm chức, ông Yoon đã có nhiều cố gắng cải thiện bang giao với Nhật Bản mà dấu hiệu rõ nhất là cuộc gặp song phương đầu tiên sau 12 năm giữa hai lãnh đạo Nhật-Hàn tháng Ba vừa qua.
Mặc cho phương Tây không ngừng kêu gọi cung cấp vũ khí cho Ukraine, Hàn Quốc – quốc gia sản xuất đạn pháo lớn, không muốn gây mâu thuẫn với Nga. Điều này là vì lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng của họ đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, gần đây, Tổng thống Yoon đã đưa tín hiệu sẵn sàng cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau hơn một năm gạt bỏ những yêu cầu viện trợ vũ khí sát thương.
Thật vậy, theo một tờ báo của Hàn Quốc, quốc gia này đã đồng ý cho Mỹ vay 500.000 quả đạn pháo 155mm, giúp tạo sự linh hoạt trong hoạt động trợ cấp cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, những đồng minh của Mỹ đang tìm cách hỗ trợ Ukraine, nhưng họ không muốn cung cấp thông tin về bất kỳ cuộc thảo luận nào trong vấn đề này.
Theo báo cáo công bố ngày 12/32019, trung bình mỗi ngày Hàn Quốc nhập khẩu 236.000 thùng dầu của Hoa Kỳ, tiếp sau là Canada với 378.000 thùng dầu/ngày. Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc trở thành nước đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu dầu thô của Hoa Kỳ trong năm 2018.