Nga và Iran đều đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây, cả hai nước đang củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây để hỗ trợ nền kinh tế của họ, làm suy yếu các lệnh trừng phạt mà cả Moscow và Tehran đều coi là phi lý.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga do Moscow gọi là "hoạt động quân sự đặc biệt" ở Ukraine, đã định hình lại thị trường nhiên liệu toàn cầu, với việc các tàu chở dầu thực hiện các tuyến đường dài hơn và các nhà cung cấp lựa chọn các điểm đến và phương thức vận chuyển kỳ lạ.
Iran đã chịu lệnh trừng phạt của phương Tây trong nhiều năm với khả năng tiếp cận hạn chế với thị trường toàn cầu.
Mùa thu năm ngoái, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố bắt đầu trao đổi nguồn cung cấp các sản phẩm dầu mỏ với Iran, nhưng các chuyến hàng thực tế chỉ bắt đầu trong năm nay. Trong tháng 2 và 3, Nga đã cung cấp tới 30.000 tấn xăng và dầu diesel cho Iran. Nga đã cung cấp một lượng nhỏ nhiên liệu cho Iran bằng tàu chở dầu qua Biển Caspian, như trường hợp năm 2018.
Tất cả khối lượng dầu và xăng được cung cấp bằng đường sắt từ Nga qua Kazakhstan và Turkmenistan. Một trong những nguồn tin cho biết, một số lô hàng xăng đã được gửi từ Iran đến các quốc gia láng giềng, bao gồm cả Iraq, bằng xe tải.
Iran là nước sản xuất dầu và có nhà máy lọc dầu riêng nhưng gần đây mức tiêu thụ của nước này đã vượt quá sản lượng nhiên liệu trong nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc, một thương nhân tại thị trường sản phẩm dầu Trung Á cho biết.
Các công ty dầu mỏ của Nga hiện đang quan tâm đến việc xuất khẩu dầu diesel và xăng sang Iran bằng đường sắt, do xuất khẩu bằng đường biển phải đối mặt với giá cước vận tải cao và mức giá trần do các nước G7 áp đặt.