Ngành hàng không châu Á nhộn nhịp trở lại sau dư âm của đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa biên giới, ngành hàng không châu Á đang tăng cường nối lại đường bay quốc tế. Doanh thu hàng không được dự báo sẽ lạc quan hơn bởi nhu cầu đi lại sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Nhiều chuyến bay bị hủy trong thời gian đại dịch đang quay trở lại bầu trời trong tháng này. Cụ thể như:

Trong tuần trước, Singapore Airlines và Scoot thông báo sẽ tăng cường thêm hàng chục chuyến bay đến các thành phố trên khắp châu Á. Khi nhu cầu tăng mạnh và các hạn chế biên giới được nới lỏng, cả hai hãng hàng không đã mở thêm các chuyến bay giữa Singapore và Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Scoot cũng sẽ đưa các chuyến bay đến Yogyakarta và Pekanbaru trở lại vào tháng 10 với tần suất 2 lần một tuần.

Ngoài ra, Scoot cũng sẽ khai thác những đường bay mới. Trong tháng này, hãng sẽ bắt đầu bay từ Singapore đến Lombok và Makassar, Indonesia. Scoot cũng đang bổ sung một chuyến bay thẳng đến Sapporo dành cho những du khách muốn đi leo núi ở Nhật Bản vào mùa đông này.

Cả hai hãng hàng không đang chuẩn bị cho nhiều chuyến bay hơn đến Trung Quốc. Singapore Airlines đã khai trương dịch vụ bay đến Bắc Kinh vào tháng 9. Trong tháng này, hãng sẽ bắt đầu bay đến Thành Đô, với chuyến bay thứ hai hàng tuần đến Thâm Quyến. Scoot đã bay đến bốn thành phố của Trung Quốc, với các chuyến bay đến Vũ Hán và Trịnh Châu bắt đầu từ tuần này.

Scoot không phải là hãng hàng không duy nhất tăng cường dịch vụ trong khu vực.

Cebu Pacific sẽ khởi động lại đường bay quốc tế đầu tiên từ Davao đến Singapore trong tháng này. AirAsia đang nối lại một số chuyến bay giữa Malaysia và Indonesia, bao gồm một đường bay mới nối Bali đến Penang.

Sau khi Hong Kong nới lỏng các hạn chế biên giới, hãng hàng không giá rẻ HK Express của Cathay Pacific đã công bố kế hoạch bổ sung hơn 400 chuyến bay đến Singapore, Bangkok và một số thành phố ở Nhật Bản trước cuối năm nay.

Một vấn đề nữa là ngành tiếp tục phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân sự. Hiệp hội Sĩ quan Phi hành đoàn Hong Kong, một hiệp hội chuyên nghiệp đại diện cho các phi công của Cathay Pacific, đã cảnh báo tuần trước rằng giá vé máy bay sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung thấp kết hợp với nhu cầu cao và tình hình thiếu nhân sự.

Marshall khẳng định vấn đề nhân sự được cho là nguyên nhân dẫn đến sự hỗn loạn du lịch ở châu Âu và Bắc Mỹ vào mùa hè năm ngoái. Đây là một vấn đề mà các hãng hàng không châu Á không muốn lặp lại

Ông nói: “Các hãng hàng không ở Châu Á - Thái Bình Dương đã rất cẩn thận về cách họ quản lý sự gia tăng. Nếu các hãng hàng không vẫn thận trọng về việc bổ sung các chuyến bay mới và nhu cầu vẫn tăng mạnh - đặc biệt là vào dịp lễ cuối năm thì giá vé máy bay khó có thể giảm giá".

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA dự báo thị trường hàng không thế giới sẽ phục hồi vượt mức trước khi có dịch Covid-19, trong đó Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phục hồi hàng không nhanh nhất thế giới, đồng thời sẽ tiếp tục là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, kéo theo tăng trưởng GDP trong bối cảnh những dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không 6 tháng đầu năm 2022 đón 23,3 triệu lượt khách, tăng mạnh mẽ 74,2% so với cùng kỳ năm 2021 và bằng 60% cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thị trường nội địa đạt 20,8 triệu khách, tăng ấn tượng 58,4% so cùng kỳ 2021 và tăng 12% so cùng kỳ năm 2019.

Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 60 đường bay nội địa. Tổng thể lượng cung ứng nội địa và quốc tế của Việt Nam đạt hơn 6,5 triệu ghế, đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Bạn đang xem bài viết Ngành hàng không châu Á nhộn nhịp trở lại sau dư âm của đại dịch Covid-19 tại mục Kinh tế do Tin tức Việt Nam biên tập và tổng hợp mỗi ngày.