Chuyển đổi số giờ không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để bắt kịp với xu thế của thế giới trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển động số hết sức mạnh mẽ. 100% công việc của nhân viên phải được thực hiện trên môi trường số. Thế nhưng, ngoài vấn đề hạ tầng, con người cũng là yếu tố cần được nhấn mạnh.
Để tiến lên môi trường số, nhân lực chính là điều quyết định thành công của chuyển đổi số trong quốc gia đó. Phát triển nhanh nguồn nhân lực là giải pháp, hướng đi đúng đắn để tham gia môi trường số toàn trình, hiệu quả và nhanh chóng.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
Các chuyên gia công nghệ thông tin nhận định phát triển và đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt. Từ đó hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi.
Đào tạo nhân lực chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc dạy họ cách sử dụng công nghệ và máy móc, mà còn phải giúp họ thay đổi cả tư duy và hiểu đúng về giá trị của con người trong quá trình chuyển đổi số của tổ chức. Điều này rất quan trọng đối với cả những người lao động phổ thông và cấp quản lý, lãnh đạo.
Hiện nay Việt Nam vẫn thiếu hụt hàng trăm nhân lực số, tới năm 2025 con số này là 700.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong khi hiện mới đạt được 530.000 người. Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động cả nước.
Với những đòi hỏi mới mẻ của chuyển đổi số là những am hiểu của nhân lực về công nghệ mới, có kiến thức, kỹ năng để làm chủ khoa học, công nghệ, ứng dụng AI, sử dụng dữ liệu số, tự động hóa trong thực thi công việc, nhiệm vụ, cho kinh doanh, mang lại lợi nhuận, nguồn nhân lực số cần được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng và luôn luôn nhanh nhạy để đáp ứng những thay đổi của công nghệ.
Bổ sung chuyên ngành đào tạo về nhân lực số cho các trường đại học và đào tạo giảng viên về kỹ năng số. Nhu cầu nhân lực số hiện nay và trong tương lai cho cả khu vực công và khu vực tư là rất lớn cộng với xu hướng cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực số chất lượng cao đang diễn ra hiện nay, đòi hỏi tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực này tại các trường Đại học trên cả nước.
Chính vì thế câdn nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, mọi người dân về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số và nguồn nhân lực số trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động. Chúng cần thay đổi và cập nhật chương trình đào tạo để đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của mô hình việc làm. Sinh viên cần được trang bị các kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc mới và có khả năng tự học tập suốt đời.
Tạo cơ chế để thu hút nguồn nhân lực
Hiện nay nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ thông tin đang diễn ra tình trạng dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương và thu nhập của khu vực công còn thấp so với khu vực tư.
Trong bối cảnh hiện nay, khi ngân sách nhà nước còn hạn chế; chế độ, chính sách đối với các bộ công chức, viên chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cuộc sống thì việc xây dựng chế độ riêng cho những người làm công nghệ thông tin cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Vì vậy, để kịp thời giải quyết vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khuyến khích, động viên đội ngũ người làm chuyên trách công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trong khu vực công thì việc xây dựng chính sách hỗ trợ tại thời điểm hiện nay nhằm thu hút và "giữ chân" đối với các đối tượng này là rất cần thiết.
Để giải quyết vấn đề thực tiễn về nguồn nhân lực, nhằm khuyến khích, thu hút người có trình độ, chuyên môn công nghệ thông tin, dự thảo Nghị định chỉ quy định mức hỗ trợ bằng mức tiền tuyệt đối, không gắn với mức lương cơ sở hoặc mức lương hiện hưởng của các bộ công chức, viên chức.