Theo ông Fang Yu - Phó Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam, hợp tác tích cực giữa các bên liên quan trong an ninh mạng được xem là xu hướng cần thiết và tất yếu.
Trong đó, các mạng di động và cảm biến tạo ra kết nối dày đặc hơn, rủi ro bị tấn công sẽ tăng gấp nhiều lần. Giải pháp đám mây dù tối ưu hóa việc chia sẻ tài nguyên thuận lợi hơn, song cũng làm mờ đi ranh giới bảo mật. Riêng AI và Big Data biến việc khai thác dữ liệu sâu thành hiện thực, làm tăng nguy cơ rò rỉ dữ liệu.
"Các ngành cũng cần hợp tác với chính phủ để xây dựng các tiêu chuẩn bảo mật thống nhất. Nếu không thống nhất tiêu chuẩn, mỗi quốc gia sẽ khó giải quyết các vấn đề an ninh mạng, khả năng gây cản trở tiến bộ kỹ thuật và tăng chi phí kinh doanh", ông Fang Yu cho biết thêm.
Ngoài ra, theo ông Fang Yu, các quy tắc ứng xử chung nên được thiết lập giữa các quốc gia thông qua đàm phán song phương và tham vấn đa phương để chủ động cho phương pháp tốt nhất. Bên cạnh đó, sự hợp tác là cần thiết để trấn áp các cuộc tấn công mạng, xây dựng môi trường mạng minh bạch và tin cậy.
Được biết, vấn đề an ninh mạng luôn được cho là cần thiết trong việc giữ gìn tài nguyên số quốc gia khi luôn đặt ra nhiều thách thức mới. Đối mặt với những vấn đề mới này, thông qua đổi mới sáng tạo, các giải pháp hợp tác được xem là chuẩn mực nhằm giải quyết bài toán an ninh mạng, vốn ngày càng diễn tiến phức tạp và tiêu tốn nhiều tiền của của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nếu lơ là.