Ấn Độ cảnh bảo dùng huyết tương điều trị Covid-19 có thể nguy hiểm

Thứ tư, 29/04/2020, 13:30 PM

Liệu pháp chữa Covid-19 nhờ huyết tương từ bệnh nhân đã khỏi vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và có thể "nguy hiểm đến tính mạng" bệnh nhân, Sputnik dẫn tuyên bố của Bộ Y tế Ấn Độ hôm 28/4.

Bộ Y tế Ấn Độ cảnh bảo dùng huyết tương điều trị Covid-19 có thể nguy hiểm.

Bộ Y tế Ấn Độ cảnh bảo dùng huyết tương điều trị Covid-19 có thể nguy hiểm.

Người phát ngôn của Bộ Y tế Ấn Độ cho rằng thiếu bằng chứng về hiệu quả của phương pháp dùng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi Covid-19 để điều trị cho các bệnh nhân khác.

"Không có bằng chứng cụ thể cho thấy hiệu quả của liệu pháp huyết tương trong điều trị virus corona. Liệu pháp này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ đang tiến hành nghiên cứu quốc gia về nó. Liệu pháp này thậm chí có thể đe dọa tính mạng", ông này cho hay.

Tuần trước, Delhi đã công bố về ca điều trị Covid-19 thành công đầu tiên trong nước bằng cách sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh. Bệnh nhân là một người đàn ông 49 tuổi, được điều trị tại một bệnh viện tư nhân.

Người ta tin rằng truyền huyết tương có chứa kháng thể với Covid-19 là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất tại thời điểm này. Phương pháp đã được sử dụng với bệnh nhân nặng ở nhiều nước như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nga.

Ấn Độ ghi nhận 29.451 ca nhiễm, trong đó có 939 ca tử vong. Khoảng 6.800 nghìn người đã khỏi bệnh.

Hôm 20/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra đánh giá về việc dùng huyết tương có kháng thể Covid-19 vào để điều trị. Theo đó, WHO cho rằng phương pháp đó không giảm nhẹ yêu cầu tuân thủ chiến lược cách ly để kiểm soát việc lây truyền virus.

Theo đại diện của WHO Melita Vujnovich tại Nga, việc đưa huyết tương từ người đã hồi phục hoặc huyết thanh siêu miễn dịch (vào các bệnh nhân) có thể sử dụng như một phương án điều trị cho những người dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng huyết tương hoặc huyết thanh miễn dịch không giảm nhẹ yêu cầu về các biện pháp phòng ngừa, giãn cách xã hội và các chiến lược đã được thiết lập khác để ngăn chặn sự lây truyền của virus.

Ngoài ra, bà nhấn mạnh rằng, cần nghiên cứu thêm về phương pháp này.

Bài liên quan