An ninh lương thực Trung Quốc quá yếu, không thể đối đầu với Mỹ

Thứ tư, 18/09/2019, 13:11 PM

Trung Quốc dường như không thể đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại khi giá thịt lợn, phần an ninh lương thực quan trọng, vượt khỏi tầm kiểm soát. Giá thịt lợn tăng một phần là do các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh đối với thịt lợn và đậu nành Mỹ.

Một quầy bán thịt lợn ở Trung Quốc.
Một quầy bán thịt lợn ở Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 13/9 rằng thịt lợn và đậu nành của Mỹ sẽ được miễn thuế bổ sung. 

Thông báo này có vẻ như là một sự nhượng bộ thương mại từ Trung Quốc và Bắc Kinh cho là để thể hiện thiện chí đàm phán thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nó cũng phần nào là kết quả của giá thịt lợn đang tăng vọt ở Trung Quốc. Đậu nành chiếm một phần lớn trong khẩu phần ăn của lợn.

Giá thịt lợn tăng không thể kiểm soát

Dịch tả lợn châu Phi đã quét qua Trung Quốc, khiến số lượng lợn sống giảm 32,2% so với năm trước, một nhóm nghiên cứu của Citi có trụ sở tại Hong Kong cho biết trong một ghi chú gửi khách hàng hôm 12/9.

Họ nói thêm rằng nguồn cung cạn kiệt khiến giá thịt lợn tháng 8 tăng vọt với mức kỷ lục 23% so với tháng trước, lên mức cao nhất mọi thời đại là 36 nhân dân tệ mỗi kg vào đầu tháng 9, tăng 76% trong năm nay.

Trong khi đó, thịt lợn là phần quan trọng trong an ninh lương thực Trung Quốc bởi đây là món ăn chính trong hầu hết các gia đình Trung Quốc. Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, chiếm 49,3% lượng tiêu thụ toàn cầu, Citi cho hay. Thịt lợn chiếm 75,4 % lượng thịt nói chung tiêu thụ ở Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho biết: “Việc hiểu thị trường thịt lợn của Trung Quốc rất quan trọng, bởi vì nó quan trọng đối với cả lạm phát và sự ổn định xã hội và do đó có thể ảnh hưởng đến các hành động chính sách”.

Trung Quốc đã mua 309.000 tấn thịt lợn vào năm 2017 từ nông dân Mỹ, tức trung bình gần 30.000 tấn mỗi tháng và rất nhiều lô hàng mang theo những phần mà nhiều người Mỹ thường không ăn như đầu, đuôi, lòng và móng giò.

Thế nhưng, sau khi cuộc chiến thương mại nổ ra, lượng thịt lợn Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ năm 2018 chỉ còn 12.354 tấn trong tháng Ba, 11.095 tấn trong tháng Tư và 9.071 trong tháng Năm.

Trước đó, Mỹ là nhà cung cấp nước ngoài hàng đầu của Trung Quốc về các loại thịt lợn trên với doanh thu 874 triệu USD, dữ liệu hải quan Trung Quốc biết. Do vậy, dù Trung Quốc tìm cách đa dạng nguồn nhập khẩu thịt lợn nhưng dường như chưa thể lấp được khoảng trống của thịt lợn Mỹ.

Bắc Kinh đã dùng một số biện pháp để kiềm chế việc thịt lợn tăng giá.

Hôm 16/9, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ cung cấp các khoản trợ cấp lên tới 5 triệu nhân dân tệ (700.000 USD) để xây dựng các trang trại lợn quy mô lớn. Một số hạn chế về môi trường gần đây cũng được gỡ bỏ để khuyến khích nuôi lợn nhiều hơn.

Tuy nhiên, Julian Evans-Pritchard, Kinh tế gia Cao cấp về Trung Quốc của hãng Capital Economics, cho rằng các vấn đề của Trung Quốc dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn. Sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch tả lợn châu Phi và giảm thiểu tác động của nó đối với giá thịt lợn đang tỏ ra không hiệu quả. Lạm phát trong năm tới sẽ lần đầu tiên tăng cao hơn mục tiêu của chính phủ sau gần một thập kỷ.

Ông dự đoán chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm tới ở mức cao hơn 4%, cao hơn mục tiêu trung bình hàng năm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là 3%.

Theo ông, khó khăn này có thể khiến Trung Quốc tiếp tục phải nhượng bộ với Mỹ.

Cắt giảm mua đậu nành Mỹ, chuyển sang Brazil nhưng vướng vấn đề chất lượng

an-ninh-luong-thuc-trung-quoc-qua-yeu-khong-the-doi-dau-voi-my
Đậu nành Brazil.

Trung Quốc nhập khẩu đậu nành để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Nước này đã ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào đậu nành Brazil kể từ năm 2018, sau khi áp dụng thuế cao đối với đậu nành của Mỹ để đáp trả thuế cao của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.

Sau khi cắt giảm mua đậu nành Mỹ, Trung Quốc đã chuyển sang mua đậu nành từ Brazil.

Thế nhưng, theo Reuters, chất lượng đậu nành của Brazil đang có nguy cơ không đáp ứng được yêu cầu của Trung Quốc. Hàm lượng protein trong đậu nành Brazil đã giảm lần đầu tiên sau 4 vụ thu hoạch năm 2018, theo dữ liệu sơ bộ của chính phủ. Điều này khiến những công ty nhập khẩu đậu nành hàng đầu của Trung Quốc thất vọng.

Hàm lượng protein trong đậu nành thu hoạch tháng 1/2018 giảm xuống mức trung bình 36,83% so với 37,14% trong vụ trước, Marcelo de Oliveira, nhà nghiên cứu tại cơ quan nghiên cứu chính phủ Embrapa, nói với Reuters. Dữ liệu này sẽ được điều chỉnh vào tháng này khi báo cáo chất lượng đậu nành Embrapa cuối cùng được đưa ra.

Ngày 19/7, Reuters dẫn lời của Cesar Borges, giám đốc điều hành của nhà chế biến thực phẩm Caramuru Alimentos SA, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty ông đã phải giảm lượng hàng bán cho Trung Quốc trong tuần cuối tháng 7 vì không thể đảm bảo mức protein tối thiểu theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Antonio Pípolo, một quan chức tại Embrapa, cho biết nông dân Brazil quan tâm đến số lượng nhiều hơn hàm lượng protein hoặc dầu bởi các yếu tố đó không ảnh hưởng đến giá đậu nành họ bán cho các nhà chế biến hoặc xuất khẩu. Sản lượng đậu nành tỉ lệ nghịch với mức protein, Embrapa cho hay.

Nếu số liệu của Embrapa được xác nhận, đậu nành Brazil vẫn có hàm lượng protein cao hơn mức trung bình 34,2% trong đậu nành Mỹ năm 2018. Tuy nhiên, mức protein của đậu nành Mỹ đang theo xu hướng được cải thiện trong khi mức protein của đậu nành Brazil dường như đang đi theo hướng ngược lại.

Ông Aless Alessandro Reis, giám đốc điều hành của công ty chế biến đậu nành Brazil, CJ Selecta, nói với Reuters rằng hàm lượng protein giảm đã làm tăng nhu cầu tách vỏ, làm giảm trọng lượng của hạt và sữa đậu nành.

Việc tách vỏ đậu nành giàu chất xơ giúp tăng hàm lượng protein trong sữa đậu nành lên khoảng 46% đến 48%, đây là một yêu cầu hợp đồng của nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc, ông giải thích. Mặc dù sản phẩm phụ vỏ đậu nành cũng có thể được xuất khẩu nhưng nó có giá trị thị trường thấp hơn nhiều so với sữa đậu nành.

“Tôi không tin rằng chúng tôi sẽ ngừng cung cấp đậu nành cho Trung Quốc. Nhưng nếu họ khăng khăng mức protein khoảng 35-36%, đó sẽ là một vấn đề đối với chúng tôi”, ông Reis nói.

Nguồn cung đậu nành không ổn định dẫn đến việc giá đậu nành ở Trung Quốc tăng, thêm chi phí cho người chăn nuôi lợn, góp phần thúc đẩy thịt lợn tăng giá.

Straitstimes hồi tháng 8/2018 đã dẫn lời ông Rogers Pay, một nhà phân tích nông nghiệp tại một công ty tư vấn ở Bắc Kinh có tên China Policy, cho biết giá đậu nành tăng làm tăng chi phí cho người nuôi lợn.

"Hầu hết đậu nành là làm thức ăn cho lợn”, ông nói.

Giờ đây khi giá thịt lợn vẫn leo thang không thể kiểm soát, nhiều người dân Trung Quốc bắt đầu cảm thấy bất an và mong muốn cuộc chiến thương mại sớm chấm dứt.

 

Trump: Trung Quốc nên đạt thỏa thuận thương mại trước bầu cử Mỹ 2020

Tổng thống Trump cảnh báo Trung Quốc nên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trước cuộc bầu cử năm 2020, nếu không sẽ là 1 thỏa thuận “tệ hơn nhiều”.

 

Sẽ không có cuộc gặp nào giữa lãnh đạo Iran và Mỹ

Căng thẳng leo thang khiến lãnh đạo của cả hai quốc gia đều tuyên bố sẽ không gặp nhau tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong tháng 9 này.

 

Những diễn biến mới nhất vụ các nhà máy dầu Arab Saudi bị tấn công

Không chỉ có giá dầu, căng thẳng ở Trung Đông cũng leo thang sau các cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ lớn của Arab Saudi ngày 14/9.