Thiếu tướng Lê Mã Lương: Ấn tượng ‘lời thề’ giữa Trường Sa của Đại tướng Lê Đức Anh với các vị tiền nhân

Thứ ba, 23/04/2019, 19:13 PM

Thiếu tướng Lê Mã Lương cho biết, ông đặc biệt ấn tượng, xúc động với bài phát biểu dài hơn 7 phút của Đại tướng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh khi đến thăm Trường Sa năm 1988.

Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước
Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019.

Từng được gặp gỡ, trò chuyện thân tình với Đại tướng Lê Đức Anh, Thiếu tướng Lê Mã Lương – Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên giám đốc Bảo tàng quân sự quân đội đã dành cho chúng tôi buổi trò chuyện đặc biệt, chia sẻ những cảm xúc của ông khi hay tin người Đại tướng Lê Đức Anh qua đời.

Chúng tôi xin được làm người thư ký ghi chép những chia sẻ của Thiếu tướng Lê Mã Lương.

“8h sáng ngày 22/4 tôi đã nhận được thông tin đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh khó qua khỏi. Đến tối cùng ngày, tôi nhận được tin đại tướng ra đi vào cõi vĩnh hằng. Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng mà chúng tôi thường quen gọi là “vị tư lệnh chiến trường”.

Một vị tướng mà được cấp dưới gọi là “vị tư lệnh chiến trường” thì không chỉ ở Việt Nam mà thế giới rất hiếm. Bởi một vị tướng được gọi là vị tư lệnh chiến trường thì vị tướng ấy là con người mà rất mẫn cảm với chiến tranh, với chiến trường. Đồng thời thể hiện vị tướng ấy là có rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường.

Đại tướng Lê Đức Anh đã có hàng chục năm tư lệnh chiến trường và là một trong vị tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trường sâu sắc nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Lê Đức Anh trưởng thành từ một cán bộ hoạt động bí mật, qua chiến đấu ông trưởng thành, giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội. Những năm 60 của thế kỷ trước Đại tướng được lệnh bí mật vào chiến trường miền Nam trên con tàu “không số”. Đại tướng gắn bó với đất và con người Nam Bộ suốt những năm 1960 đến khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Ấn tượng sâu đậm ‘lời thề’ giữa Trường sa của Đại tướng Lê Đức Anh
Thiếu tướng Lê Mã Lương trong buổi chia sẻ với chúng tôi. Ảnh: Hoàng Lực

Ông đã trải qua chức vụ từ Trung đội trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn, Trung đoàn, Tham mưu trưởng Quân khu 7, Quân khu 8, Cục Trưởng Cục Quân lực, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Quân khu 9, Phó Tư lệnh... cho đến khi làm Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch nước. Đại tướng để lại thế hệ chúng tôi 5 ấn tượng sâu đậm.

Thứ nhất, năm 1973 khi Hiệp định Pari có hiệu lực, trong khi chiến trường khác địch liên tục phá hoại hiệp định, cố tình lấn chiếm. Thì tại Quân khu 9, Đại tướng Lê Đức Anh lúc bấy giờ là đại tá, tư lệnh Quân khu 9, luôn có mặt ở sở chỉ huy phía trước quân khu. Trực tiếp chỉ huy chống việc địch tấn công lấn chiếm. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, chúng ta không những không bị lấn chiếm mà còn mở rộng thêm vùng giải phóng.

Thứ hai, tại chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra với tư cách là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp chỉ huy đoàn 232 một trong 5 binh đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Với tài chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh đoàn 232  hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vừa giải phóng miền Nam vừa ngăn chặt địch mở đường máu rút lui xuống Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ

Thứ ba, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước lúc ấy Đại tướng Lê Đức Anh là trung tướng tư lệnh chỉ huy bộ đội duyệt binh mừng chiến thắng tại quảng trường Ba Đình. Lúc bây giờ người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về Đại tướng Lê Đức Anh.

Thứ tư, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đầu tháng 5/1988 tại đảo Trường Sa lớn Đại tướng Lê Đức Anh có bài phát biểu dài 7 phút, bài phát biểu như một lời thề với các vị tiền nhân quyết giữ vững biển đảo tổ quốc.

Thứ năm, Đại tướng Lê Đức Anh rất quan tâm đến xây dựng vùng chiến lược, quan tâm chỉ đạo sâu vùng chiến lược Tây Bắc; Vùng chiến lược Khu 3; Vùng chiến lược miền Trung - Tây Nguyên; Vùng chiến lược Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tư tưởng chiến lược quân sự hình thành vùng chiến lược là dấu ấn chiến lược quân sự sâu sắc của đại tướng.

Đại tướng Lê Đức Anh cũng là người quan tâm chiến lược hình thành đoàn Kinh tế - Quốc phòng dọc biên giới nhằm giữ gìn an ninh quốc phòng dọc tuyến biên giới, kết hợp phát triển kinh tế vùng khó khăn.

Trên cương vị chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh luôn quan tâm đến chính sách hậu phương quân đội. Quan niệm của ông: Người lính có yên lòng nơi đầu sóng ngọn gió nơi khó khăn gắn chặt với hậu phương người lính ấy có được củng cố, ổn định hay không. Quan niệm của ông chính từ kinh nghiệm trong chiến tranh”.

 

Tang lễ nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ được tổ chức theo nghi lễ nào?

Lễ tang của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang công bố chính thức. Dưới đây quy định hiện hành về lễ tang đối với cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước.

 

Đại tướng Lê Đức Anh: Vị tướng của những trận đánh lịch sử

Đại tướng Lê Đức Anh là 1 trong 8 người thuộc Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước cách đây 44 năm.

 

Tóm tắt tiểu sử nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Do tuổi cao sức yếu, đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước, đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà công vụ số 5A Hoàng Diệu, vào hồi 20h10 ngày 22/4.