ASD là gì? Triệu chứng của bệnh ASD như thế nào?

Thứ sáu, 13/09/2019, 16:24 PM

ASD hay tự kỷ là một bệnh trong nhóm các vấn đề nghiêm trọng về phát triển của con người. Vậy cụ thể, ASD là gì? Triệu chứng ra sao?

asd-la-gi-trieu-chung-cua-benh-asd
ASD là gì? 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để biết ASD là gì? ASD có chữa được không?

ASD là gì?

Tự kỷ (ASD - Autism spectrum disorder) hay còn được biết đến với cái tên khác là “Rối loạn phổ tự kỷ”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ, bao gồm rất nhiều dạng thiếu năng lực hành vi và năng lực xã hội. 

Những điểm đặc trưng có thể dễ dàng nhận ra nhất ở người có dấu hiệu bị tự kỷ đó là khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, thực hiện những hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần. Đáng lo ngại là số trẻ em được chẩn đoán với bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng.

Triệu chứng ASD như thế nào?

Sau khi biết được ASD là gì, bạn cần nắm được những triệu chứng để nhận diện bệnh này. Từ đó, sớm phát hiện nếu bất cứ thành viên nào trong gia đình nghi ngờ gặp phải.

Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có vấn đề trong ba lĩnh vực quan trọng của phát triển - xã hội tương tác, ngôn ngữ và hành vi. Tuy nhiên, các triệu chứng tự kỷ khác nhau rất nhiều. 

Một số trẻ có dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở giai đoạn sớm. Một số trường hợp khác lại có thể phát triển bình thường nhưng sau đó đột nhiên trở thành bị khác biệt, trở nên hung dữ hoặc mất các kỹ năng ngôn ngữ đã có.

Dưới đây là một số triệu chứng điển ASD điển hình:

*Kỹ năng xã hội:

- Khiếm khuyết trong trao đổi cảm xúc xã giao, ví dụ như từ cách tiếp cận với xã hội một cách bất thường và không thể đối thoại một cách bình thường; thiếu khả năng chia sẻ những điều quan tâm, bộc lộ cảm xúc, hoặc ảnh hưởng, không có khả năng khởi xướng hay đáp lại những giao tiếp xã hội.

- Khiếm khuyết trong hành vi giao tiếp không bằng lời được sử dụng để tiếp xúc với xã hội, ví dụ như từ sự yếu kém kết hợp cách đối thoại bằng lời và không bằng lời, sự bất bình thường trong việc giao tiếp bằng mắt và điệu bộ hoặc khiếm khuyết trong việc hiểu biết và dùng điệu bộ; đến sự thiếu hiểu biết về những biểu lộ qua nét mặt và đối thoại không bằng lời.

- Khiếm khuyết trong việc phát triển, duy trì, và hiểu được các mối quan hệ, khác nhau, ví dụ như từ việc gặp khó khăn điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các tình huống xã hội khác nhau; đến những khó khăn trong việc chia sẻ những trò chơi giàu trí tưởng tượng hoặc trong việc kết bạn; thiếu sự chú ý đến bạn cùng trang lứa.

asd-la-gi-trieu-chung-cua-benh-asd

*Ngôn ngữ:

- Bắt đầu nói chuyện sau đó hơn 2 tuổi có sự chậm trễ phát triển tới khi trẻ 30 tháng tuổi.

- Không thực hiện tiếp xúc bằng mắt khi thực hiện các yêu cầu.

- Nói với một giai điệu bất thường hoặc nhịp điệu, có thể sử dụng một giọng nói giống như bài diễn văn.

- Không thể bắt đầu một cuộc trò chuyện.

- Có thể lặp lại các từ hoặc cụm từ đúng nguyên văn, nhưng không hiểu làm thế nào để sử dụng chúng.

*Hành vi:

- Thực hiện lặp đi lặp lại các hành động.

- Trở nên bối rối khi thay đổi trong thói quen hay hành động.

- Có thể bị cuốn hút bởi hành động của một đối tượng, chẳng hạn như các bánh xe quay của một chiếc xe đồ chơi.

- Có thể bất thường nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và liên lạc nhưng không biết gì về nỗi đau.

Chẩn đoán ASD

Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường sử dụng những bài trắc nghiệm hành vi để tiến hành chẩn đoán bệnh tự kỷ cho các bé. Trong quá trình chuẩn đoán, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ của các bé mô phỏng lại những hành vi bất thường mà họ quan sát được ở trẻ. Đó có thể là bé không cười hay nói bập bẹ, không tương tác bằng mắt, thậm chí ngay cả khi được gọi tên cũng không hề phản ứng lại.

Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) cho biết, tất cả trẻ em nên được ba mẹ chúng cho đi kiểm tra để xem các bé có bị mắc chứng tự kỷ hay không. Và khoảng thời gian hợp lý nhất để đưa bé đến khám bác sĩ vào lúc 18 và 24 tháng tuổi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến vấn đề này.

Những thông tin trên đã giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi: ASD là gì? Nếu thấy trẻ có bất cứ biểu hiện nào bất thường, hãy đến ngay bệnh viện để thực hiện các bài test chẩn đoán ASD.

 

WHO cảnh báo cháy rừng Amazon làm gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các vụ cháy rừng Amazon có nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

 

Định nghĩa béo phì ở trẻ em

Định nghĩa béo phì ở trẻ em như thế nào? Béo phì được định nghĩa đơn giản như là tình trạng dư thừa mỡ phân bố bất thường trên cơ thể. Trẻ em béo phì có thể mắc một số bệnh.

 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm hơn ở người lớn. Vậy khi trẻ bị sốt xuất huyết sẽ nguy hiểm như thế nào? Tìm hiểu ngay sau đây: