'Bà trùm lái súng' của Lockheed Martin và thương vụ giảm giá F-35 với Tổng thống Donald Trump

Thứ năm, 08/11/2018, 15:46 PM

Nổi tiếng trên thế giới là "bà đầm sắt" điều hành tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới Lockheed Martin, thế nhưng bà Marillyn Hewson vẫn phải chào thua Tổng thống Donald Trump trong thương vụ ngã giá máy bay chiến đấu F-35 trong năm 2017.

Sự nghiệp khủng của CEO Lockheed Martin

Năm 2018, Marillyn Hewson được tạp chí Fortune bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Sự nghiệp của bà đã gắn liền với Lockheed Martin trong suốt 30 năm. Dù thời điểm bà lên nắm quyền lãnh đạo tập đoàn này còn nhiều tranh cãi, nhưng những gì bà đã làm được từ năm 2013 đến nay thực sự đã tạo dấu ấn lớn, hoàn toàn xứng đáng với danh xưng bà trùm "lái súng" thế giới mà giới bình luận trong ngành vẫn gọi bà.

Bà trùm vũ khí thế giới

Ngay sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh Đại học Alabama, năm 1983 bà Hewson đã gia nhập Công ty Lockheed và kinh qua nhiều vị trí khác nhau. Đến năm 1995, Lockheed sáp nhập với Martin Marietta trong dự án lên đến 10 tỉ USD và tạo nên gã khổng lồ hiện nay.
 
Nhiều người nói bà Hewson là trường hợp điển hình “sống lâu lên lão làng” nhưng điều đó không đúng. Đầu năm 2013, khi CEO lúc đó của tập đoàn là Robert Stevens quyết định nghỉ hưu sau 12 năm ngồi ở vị trí này, thì người được chọn kế nhiệm là Christopher Kubasik, còn bà Hewson được nhắm cho ghế COO. Một tiết lộ xảy ra đúng lúc khiến Kubasik phải rút lui vì vi phạm nguyên tắc đạo đức kinh doanh khi có mối quan hệ cá nhân, lâu dài, thân thiết với một người cấp dưới. Hewson chính thức trở thành nữ CEO đầu tiên của tập đoàn. Chính bà từng thừa nhận chưa bao giờ đặt mục tiêu làm CEO nhưng với bản tính “không bao giờ bỏ lỡ cỡ hội”, bà xem đây là một vinh dự và cơ hội lớn.
 
Hồi đầu năm nay, bà Hewson khiến cả giới vũ khí sửng sốt với phi vụ mua lại công ty sản xuất trực thăng Sikorsky Aircraft với giá 9 tỉ USD đầu năm nay. Đây chỉ là một phần trong tham vọng tập trung mạnh vào phân khúc vũ khí quân dụng hạng nặng. Và tham vọng trên sẽ đặt bà Hewson vào thế khó khi phải điều hành bộ phận mới này trong tình hình sụt giảm bi quan của ngành dầu khí. Hãng phân tích tài chính Bloomberg Intelligence nhận định đây sẽ là cơ hội mới để Hewson thể hiện mình sau khi “đánh bại” những dự đoán bi quan về tài chính khi bà mới nhậm chức để đẩy giá cổ phiếu của công ty tăng gấp đôi thời gian qua. 
 
Tính đến nay, dưới sự điều hành của Hewson, Lockheed Martin đã có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 98,86 tỷ USD, doanh thu năm 2017 của tập đoàn vũ khí lớn nhất thế giới này là hơn 51 tỷ USD và số lượng nhân viên đạt 100.000 người trên toàn cầu.

Thương vụ F-35 và cú ngã giá lịch sử của Tổng thống Donald Trump

Giới thạo tin trong làng vũ khí thế giới luôn khẳng định, bà Marillyn Hewson chưa bao giờ chịu khuất phục ai trong mọi thương vụ làm ăn. 
 
Hewson has donated to the campaigns of politicians from both major US parties over the years. And US President Donald Trump praised her as
 
Thế nhưng, vào đầu năm 2017, bà đã buộc phải chịu nhún nhường trước vị tổng thống mới đắc cử Donald Trump để bảo toàn thương vụ cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ thứ 5 F-35 cho quân đội Mỹ. 

Tháng 12/2016, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích chương trình sản xuất F-35 là quá đắt đỏ, không mang lại nhiều lợi ích cho nguồn vốn quốc phòng. Mặt khác, với chi phí này F-35 của Mỹ không thể cạnh tranh được với những đối thủ tiềm năng do Nga và Trung Quốc sản xuất.

Donald Trump không chỉ một lần chỉ trích chương trình sản xuất F-35 của Lockheed Martin, cho rằng giá của chiếc máy bay F-35 “không kiểm soát được” và đã đưa ra một số phương án thay thế chương trình F-35 như hiện đại hoá các máy bay tiêm kích- ném bom hoặc máy bay cường kích trên tàu sân bay F/A-18E/F Super Hornet.

Tuyên bố này của Tổng thống đã làm cho giá cổ phiếu của tập đoàn Lockheed Martin thời điểm đó giảm tới 4,2%, tương đương với khoảng 2 tỷ USD. Sự sụt giảm này cũng ảnh hưởng tới các nhà thầu khác, cụ thể như công ty Northrop Grumman giảm 4,5% và công ty BAE Systems giảm 2,4%.

Trước tình hình này, Tổng giám đốc Lockheed Martin, Marilyn Hewson buộc phải gặp Donald Trump nhiều lần. “Cuộc gặp của chúng tôi mang lại nhiều kết quả tốt. Đó là cuộc đối thoại mở xoay quanh vấn đề F-35. Tổng thống đã đưa những câu hỏi tuyệt vời và ông ấy thực sự quan tâm đến việc làm sao giảm chi phí cho chương trình sản xuất F-35”, Hewson cho biết.

Trong khi đó tân Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ James Mattins đã thông báo với những người đứng đầu của Lầu Năm Góc rằng, ông Trump “không cự tuyệt với chương trình máy bay F-35” nhưng muốn Lockheed giảm chi phí sản xuất chúng.

Sau cuộc họp với Tổng thống Donald Trump được tổ chức vào ngày 13/1/2017, Marilyn Hewson đã cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed đã đạt được một thoả thuận chung về giá cho 10 chiếc máy bay tiêm kích F-35. Theo đó “Giá của chiếc máy bay sẽ giảm 60% so với lô đầu tiên và thay vì sản xuất với số lượng 57 chiếc trong lô thứ 9 thì lần này cho phép sản xuất khoảng 90 chiếc”, Hewson cho biết thêm.

Bà Hewson khẳng định: "Chương trình F-35 là cực kỳ quan trọng với chúng tôi, nó chiếm 25% doanh thu của tập đoàn. Với một công ty trị giá 51 tỷ USD, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng". Theo bà, "Nó (F-35) ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ dịch vụ của chúng tôi, cũng như các đồng minh trên khắp thế giới đang mua F-35. Bởi nó không chỉ là một chiếc máy bay đơn thuần mà là một chiếc phản lực, một nút thông tin và cảm biến giao dịch với mọi hệ thống trên chiến trường". 

Vào cuối năm 2016, Trung tướng Christopher Bogdan, người giám sát chương trình phát triển và sản xuất F-35 cho Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố cho biết, giá của một chiếc máy bay tiêm kích F-35 mới sẽ giảm 60%. Ngoài ra, Lockheed hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán các vấn đề F-35 trong cuộc họp thứ 11 diễn ra trong năm 2017. Nếu các đơn đặt hàng máy bay tiêm kích này tăng lên 200 chiếc thì trong năm 2019 tập đoàn sẽ cung cấp ra thị trường những chiếc F-35A có giá chỉ khoảng 85 triệu USD mỗi chiếc.

“Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35 có khả năng đánh bại các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầy hứa hẹn của Nga và Trung Quốc trong cuộc không chiến”, quan chức của Lầu Năm Góc tự tin nói. “F-35 thách thức bất kỳ mọi đối thủ trong bất kỳ điều kiện nào”, Trung tá Matt Hayden người đứng đầu dịch vụ an ninh số 56 căn cứ không quân Luke, bang Arizona nhận xét.

Như vậy với chương trình sản xuất F-35 mới, chi phí giảm đến 60% so với ban đầu chương trình này gần như chắc chắn tiếp tục sản xuất.

Tuy nhiên một số chuyên gia quân sự nghi ngờ rằng, liệu sau khi giảm giá chất lượng của F-35 sẽ bị ảnh hưởng và không được như ban đầu.

Từ sau vụ việc ông Donald Trump trực tiếp đàm phán giảm giá F-35, quan hệ giữa CEO của tập đoàn vũ khí lớn nhất thế giới và vị tổng thống đầy phức tạp đã trở nên hòa hoãn hơn và có xu hướng nể trọng hơn. Ông Donald Trump không tiếc lời khen ngợi bà Hewson cũng như chương trình F-35. Trong khi đó, vào những lần trả lời báo chí yêu cầu bình luận về các chính sách của ông Trump liệu có gây ảnh hưởng tới tập đoàn hay không, bà Hewson đều tỏ ra bình tĩnh và không bao giờ chỉ trích trực tiếp ông Trump. Thêm vào đó, bà cũng có những động thái cho rằng, ông Trump đang nỗ lực để khiến nền kinh tế nước Mỹ tốt hơn và tin tưởng các chính sách của ông phù hợp với luật pháp về cạnh tranh kinh tế quốc tế.

 

Video: Chiến đấu cơ F-35 bị rơi lần đầu tiên

Chiến đấu cơ tàng hình F-35B trị giá hơn 115 triệu USD của Mỹ đã rơi gần căn cứ không quân Beaufort, bang Nam Carolina ngày 28/9. Đây là vụ rơi đầu tiên trong lịch sử 17 năm của F-35.

 

100 chiến cơ tàng hình F-35 Mỹ lượn lờ quanh Triều Tiên

Không có sự chi viện của Trung Quốc hoặc Nga, Triều Tiên sẽ không thể chống lại một đợt tấn công của máy bay chiến đấu tàng hình. Các hệ thống vũ khí trang bị của Triều Tiên không phải là đối thủ.