Bác sĩ Việt Nam chia sẻ về 'chốt chặn cuối cùng' ngăn virus SARS-CoV - 2 xâm nhập cơ thể

Chủ nhật, 08/03/2020, 20:43 PM

Chia sẻ về kinh nghiệm phòng và điều trị Covid-19, bác sĩ Lê Quốc Hùng tiết lộ về "chốt chặn cuối cùng" phòng chống lây nhiễm - chính là súc họng với dung dịch sát khuẩn.

Bác sĩ Việt Nam chia sẻ về 'chốt chặn cuối cùng' ngăn virus SARS-CoV - 2 xâm nhập cơ thể

Bác sĩ Việt Nam chia sẻ về 'chốt chặn cuối cùng' ngăn virus SARS-CoV - 2 xâm nhập cơ thể

Bộ Y tế vừa công bố ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam - bệnh nhân thứ 30. Tính đến tối nay, thế giới cũng có hơn 90 đã có dịch. Bên cạnh việc hành động quyết liệt, tích cực của cơ quan chức năng, mỗi cá nhân cũng có thể tự phòng/chống, hạn chế nhất các nguy cơ lây nhiễm cho mình và cộng đồng bằng cách thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế: đeo khẩu trang nếu có dấu hiệu ho, cảm cúm; rửa tay thường xuyên; không tụ tập đông người, tăng cường đề kháng....

Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm được các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 chia sẻ, mà mỗi người có thể tự áp dụng cho bản thân.

Chia sẻ trên Zing, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM - người trực tiếp điều trị thành công cho hai cha con người Trung Quốc mắc Covid-19, cho rằng, để phòng tránh bị nhiễm virus hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào vùng hầu họng của chính mình. 

Ngoài các biện pháp như khuyến cáo của Bộ Y tế, thì, từ kinh nghiệm của bản thân bác sĩ, theo bài báo trên Zing, còn một nút chặn sau cùng phòng khi những biện pháp trên bị bỏ qua là việc súc họng với dung dịch sát khuẩn. 

* Lưu ý: Nếu nghi ngờ đã tiếp xúc với người có bệnh, hoặc từng đi qua vùng dịch hay có bất cứ nguy cơ nào khiến cơ thể có thể mang nguồn virus, bạn cần gọi báo y tế và tự cách ly trong khi chờ được hướng dẫn xử lý. Trong khi chờ đợi, bạn có thể làm theo những cách sau:

1. Phải súc họng chứ không súc miệng. Có nghĩa là ráng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

2. Không cần quá nhiều trong một lần súc, khoảng 5 ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

6. Đừng chủ quan nghĩ rằng nút chặn sau cùng này thay thế được các biện pháp khác. Hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả những biện pháp.

Bài liên quan