Bão số 9 giật cấp 13 đổ bộ vào Đà Nẵng - Phú Yên, mưa lớn Quảng Ngãi, Bình Định

Thứ tư, 28/10/2020, 06:11 AM

Tâm bão số 9 đang ở ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135 - 150km/giờ), giật cấp 16.

Bão số 9 giật cấp 13 đổ bộ vào Đà Nẵng - Phú Yên

Bão số 9 giật cấp 13 đổ bộ vào Đà Nẵng - Phú Yên

Bão số 9 đang trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hồi 4h ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 14,4 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 280km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,0 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.     

Nhiều cây xanh ở TP Quy Nhơn bị gió quật ngã ảnh VTCNews.

Nhiều cây xanh ở TP Quy Nhơn bị gió quật ngã ảnh VTCNews.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 105,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.   

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Theo ghi nhận của trong đất liền các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Đình, trời bắt đầu nổi gió to từng đợt và mưa lớn. Cây xanh trên nhiều tuyến đường ở TP Quy Nhơn bị gió quật đổ gãy.

 Đà Nẵng sơ tán hơn 13.000 người tránh bão số 9

Tính đến 17h ngày 27/10, Đà Nẵng đã có phương án sơ tán 12.067 hộ dân với 32.626 người trên địa bàn. Đây là những hộ sống tại các nhà trọ, nhà tạm; chung cư, dãy liền kề xuống cấp, khu vực ven sông, ven núi dễ xảy ra sạt lở…

Thành phố có 416 hộ với 437 bè nuôi trồng thuỷ sản tại các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ… cũng nhanh chóng thực hiện tổ chức neo, đậu lồng bè, yêu cầu các hộ di dời không cho ở lại trên các lồng bè. Công tác này được thực hiện khẩn trương nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 9.

Trên biển Đà Nẵng không còn phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Tại Âu thuyền Thọ Quang đang có 1.140 tàu, thuyền neo đậu, vịnh Mân quang có 300 tàu thuyền.

Trên biển Đà Nẵng không còn phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Tại Âu thuyền Thọ Quang đang có 1.140 tàu, thuyền neo đậu, vịnh Mân quang có 300 tàu thuyền.

Trên biển Đà Nẵng không còn phương tiện nằm trong khu vực nguy hiểm. Tại Âu thuyền Thọ Quang đang có 1.140 tàu, thuyền neo đậu, vịnh Mân quang có 300 tàu thuyền.

Huyện Hoà Vang đã nhanh chóng thành lập 12 tổ kiểm tra công tác phòng chống bão, lũ lụt. Các trường học, cơ quan, nhà cửa người dân đã chằng chống xong, gia cố nhà cửa đạt hiệu quả tốt, toàn bộ người dân toàn địa bàn thực hiện nghiêm túc.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão Molave đã được thành lập, đặt tại Đà Nẵng để kịp thời, chủ động ứng phó với bão được dự báo rất mạnh và rất nguy hiểm.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao nhiệm vụ làm Trưởng ban Ban chỉ đạo tiền phương đã có mặt tại miền Trung, trực tiếp kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống ứng phó với bão số 9.

Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên sơ tán khoảng 492.000 người trong khu vực nguy hiểm. Cụ thể, Quảng Nam di dời 129.194 người; Quảng Ngãi: 94.269 người; Bình Định: 96.513 người; Phú Yên: 27.653; Thừa Thiên Huế: 67.812 người; Đà Nẵng: 32.626 người. Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định quyết định cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/10.

“Bão mạnh nhất từ 28 và ở khu vực đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm sẽ có gió giật cấp 16. Trong bờ từ Đà Nẵng vào Bình Định giật cấp 11-12. Bão số 9 này không suy yếu nhanh khi vào bờ như các cơn bão khác vì hiện nó đang đạt đỉnh về cường độ, có thể khu vực Tây Nguyên cũng có gió giật đến cấp 8-9”, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết.

Cũng theo ông Hoài, đến 13h chiều 27/10, còn 142 tàu/1.118 ngư dân hoạt động trên biển nhưng đã nắm rõ đường đi của bão, đang thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện tất cả các tỉnh khác đã cấm biển.

Đào hầm tránh bão số 9

Tại Quảng Nam, trước khi cơn bão số 9 đổ bộ, người dân cùng lực lượng chức năng khẩn trương di dời hơn 170 nghìn dân đến nơi trú tránh. Người dân xã ven biển Bình Minh, huyện Thăng Bình đã phải đào hầm trú tránh bão. 

Hầm tránh bão của gia đình bà Nguyễn Thị Mau

Hầm tránh bão của gia đình bà Nguyễn Thị Mau

Gia đình anh Phạm Tuấn (39 tuổi, ở thôn Hà Bình, xã Bình Minh) đào căn hầm rộng 5m2 bên hông nhà để trú tránh. Anh Tuấn cho hay, hầm có sức chứa đến 10 người để tránh bão số 9. Hầm được đào dưới nền đất cát, độ sâu 2 mét, sau đó dùng các bao xi măng chứa cát chất quanh miệng hầm.

Phía trên miệng hầm được gác cây gỗ hoặc thanh sắt, phía trên đặt bạt nilông, mái tôn, sau đó chèn cột bằng dây thừng. Mẹ anh Tuấn là bà Nguyễn Thị Mau (68 tuổi) cho hay, đây là kinh nghiệm dân gian chống bão. Nhà có 8 người, trong đó có cả người già và trẻ em, nhưng căn nhà cấp 4 và mái tôn không đảm bảo trú bão.

Bài liên quan