'Bất ổn ở Hong Kong là đe dọa cấp quốc gia, người biểu tình đừng coi thường Trung Quốc’

Thứ sáu, 30/08/2019, 12:12 PM

Bernard Chan, người triệu tập Hội đồng Hành pháp Hong Kong và là cố vấn hàng đầu của lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho rằng đối với Bắc Kinh, bất ổn ở Hong Kong là mối đe dọa cấp quốc gia Trung Quốc nên người biểu tình sẽ sai lầm khi phớt lờ các cảnh báo.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

South China Mornng Post ngày 30/8 dẫn lời Bernard Chan cho rằng sự bất ổn phải dừng lại. Đây không chỉ là về Hong Kong mà là vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc. “Đối với người Hong Kong, việc bỏ qua các thông điệp của Bắc Kinh hoặc không coi trọng chúng là một sai lầm lớn”, ông này nói.

Các cuộc biểu tình và tình trạng bất ổn của Hong Kong đã kéo dài gần ba tháng, bắt đầu là những cuộc tuần hành chống lại dự luật dẫn độ và sau đó đã biến thành phong trào rộng lớn hơn nhằm phản đối ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh đối với thành phố này.

Bên cạnh các cuộc biểu tình ôn hòa, còn có các hành động bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình. Tình trạng giao thông và an ninh công cộng bị ảnh hưởng, điển hình là vụ hàng trăm chuyến bay bị hủy khi các cuộc biểu tình diễn ra ở Sân bay Quốc tế Hong Kong hồi đầu tháng.

Theo Bernard Chan, mục đích biểu tình đã mở rộng hơn. Một số phản đối các hoạt động trấn áp của cảnh sát. Một số thể hiện tình cảm chống chính phủ rộng lớn hơn phát sinh từ việc xử lý dự luật dẫn độ và những thất bại chính sách khác trong nhiều năm. Nhiều người kêu gọi thực hiện 5 yêu cầu, bao gồm cả những thay đổi chính trị như đòi Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức.

bat-on-o-hong-kong-la-de-doa-cap-quoc-gia-nguoi-bieu-tinh-dung-coi-thuong-trung-quoc
Bernard Chan, người triệu tập Hội đồng Hành pháp Hong Kong và là cố vấn hàng đầu của lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Bên cạnh đó, người biểu tình còn phá hủy quốc huy và cờ Trung Quóc, dùng nhiều biểu ngữ chống Bắc Kinh, kêu gọi “giải phóng” Hong Kong, “một cuộc cách mạng của Hong Kong” hay nói “Hong Kong không phải của Trung Quốc”.

“Tôi tin rằng có một cách thoát khỏi điều này. Nhưng để bắt đầu và tiếp tục, chúng ta phải lùi lại một bước và chấp nhận rằng đây không chỉ đơn giản là về Hong Kong. Điều này đã trở thành một vấn đề quốc gia”, Bernard Chan cho hay.

“Chính quyền nhân dân trung ương coi tình hình ở đây là mối quan tâm của cả nước. Tuy nhiên, thật đáng kinh ngạc, một số lượng lớn người và các nhóm ở Hong Kong đang không quan tâm hoặc thậm chí bỏ qua những gì Bắc Kinh nói”, ông này nhấn mạnh.

Theo Bernard Chan, trong nhiều năm, Bắc Kinh tránh bình luận nhiều về Hong Kong như để thể hiện rằng họ tuân thủ “Một quốc gia, hai chế độ’ và Luật Cơ bản – luật cung cấp thẩm quyền đáng kể cho chính quyền Hong Kong.

Do vậy, Bernard Chan cho rằng, người biểu tình Hong Kong nên chú ý khi Bắc Kinh công khai nói về vấn đề Hong Kong, đặc biệt là nhiều lần trong 4 tuần qua.

Văn phòng Các Vấn đề Hong Kong và Ma Cao đã tổ chức một cuộc họp báo chưa từng có về Hong Kong vào cuối tháng trước và vào tuần tiếp theo đó. Văn phòng này cũng tổ chức một ngày gặp gỡ với hàng trăm doanh nghiệp Hong Kong và các nhân vật khác ở Thâm Quyến.

“Các thông điệp từ những sự kiện này là rõ ràng. Các quan chức tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ hậu thuẫn vững vàng chính quyền Hong Kong, hỗ trợ hành động pháp lý vững chắc để thực thi pháp luật và mệnh lệnh ở Hong Kong, và kiên quyết phản đối bất kỳ mối đe dọa nào đối với “Một quốc gia, hai chế độ”, Bernard Chan nói.

“Tôi hiểu rằng người Hong Kong không quen với phong cách nói và lời nói của người phát ngôn chính phủ đại lục. Nhưng đó chắc chắn không phải là lý do để bỏ qua những thông điệ pnày”, Bernard Chan cảnh báo.

Theo Bernard Chan, người Hong Kong cũng nên chú ý đến một số bài bình luận và chuyên mục nhất định trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc như People’s Daily và Tân Hoa Xã bởi đó là nơi phản ánh sát nhất tư duy của lãnh đạo cấp cao.

“Nhìn vào những bài báo này và các bạn sẽ thấy, hết lần này đến lần khác, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thực sự nhận thấy tình trạng bất ổn ở Hong Kong là mối đe dọa ở cấp quốc gia", ông này cho hay.

Các bài trên các báo này đều khẳng định không dung thứ cho các hành động “có thể làm tổn hại đến an ninh chủ quyền quốc gia”, “ thách thức quyền lực của chính quyền trung ương”, và những hành động “lợi dụng Hong Kong để xâm nhập và phá hủy đại lục”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi những hành động đó là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Bắc Kinh gọi chúng là “đặc điểm của một cuộc cách mạng màu”.

Bài báo tương tự cũng hứa hẹn với những hình phạt pháp lý khắc nghiệt nhất đối với những người có những hành động đó.

Một thông điệp cốt lõi mà các quan chức Bắc Kinh đã công khai lặp lại là không lùi bước khi đối mặt với các lực lượng tạo ra tình trạng bất ổn và đặt ra các mối đe dọa ở Hong Kong. Chính quyền Trung Quốc sẽ không “ngồi im” để mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát”.

Tuy vậy, nhiều người Hong Kong dường như không quan tâm đến những lời cảnh báo từ Bắc Kinh. Họ vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình để đưa ra các yêu cầu đối với chính quyền mà họ cho là đang bị ảnh hưởng quá mức bởi Bắc Kinh. 

 

Kiến nghị 'mua Đài Loan' thay cho Greenland xuất hiện trên trang web của Nhà Trắng

Một bản kiến nghị chính phủ Mỹ mua Đài Loan đã xuất hiện trên trang web “We the People”, hệ thống kiến nghị trực tuyến của Nhà Trắng, Taiwan News đưa tin ngày 29/8.

 

TT Trump chính thức phê chuẩn bán 66 chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan

Tổng thống Mỹ Trump đã chấp thuận thương vụ bán chiến đấu cơ F-16V cho Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Taiwan News ngày 19/8 đưa tin.

 

Trung Quốc cảnh báo Mỹ gánh hậu quả nếu bán F-16 cho Đài Loan

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo với Quốc hội việc ủng hộ bán 66 chiếc tiêm kích F-16 trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.  .