Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tổng thống Trump ra 'đòn' quyết định để lật ngược tình thế

Thứ hai, 23/11/2020, 06:31 AM

Tổng thống Trump đang sử dụng sức ép chính trị đối với các tiểu bang nhằm lật ngược kết quả kiểm phiếu thế nhưng các làm này có lật ngược kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Trump đang sử dụng sức ép chính trị đối với các tiểu bang nhằm lật ngược kết quả kiểm phiếu thế nhưng các làm này có lật ngược kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Trump đang sử dụng sức ép chính trị đối với các tiểu bang nhằm lật ngược kết quả kiểm phiếu thế nhưng các làm này có lật ngược kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.

Chiến thuật mới của ông Trump

Cuộc chiến pháp lý của đội ngũ Tổng thống Trump, thách thức kết quả kiểm phiếu ở hàng loạt bang chiến trường, đang nhận về không ít kết quả bất lợi và chưa có bất cứ hy vọng nào giúp đảo ngược tình thế. Các luật sư phe Cộng hòa không thể đưa ra bằng chứng của cái mà ông Trump cáo buộc là gian lận bầu cử.

Khi công cụ pháp lý đang bế tắc, Tổng thống Trump dường như chuyển sang sách lược mới, gây sức ép chính trị lên quan chức Cộng hòa ở các tiểu bang trọng yếu.

Khi cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống, họ thực chất bỏ phiếu trong hệ thống tiểu bang, không phải hệ thống toàn quốc. Tại hầu hết tiểu bang, ứng viên đảng nào nhận được nhiều phiếu phổ thông nhất sẽ giành được toàn bộ phiếu của đại cử tri bang đó.

Các đại cử tri thường sẽ bỏ phiếu tuân theo ý nguyện của cử tri phổ thông. Trong lịch sử hiện đại, một số đại cử tri bỏ phiếu ngược lại với kết quả phiếu phổ thông của bang mình. Tuy nhiên, tất cả trường hợp như vậy không ảnh hưởng tới kết quả bầu cử chung cuộc.

2020_11_21T194430Z_884679360_RC2V7K9Y502A_RTRMADP_3_USA_ELECTION_PROTEST

Hiện tại, Tổng thống Trump đã bắt đầu gây sức ép lên các quan chức tiểu bang, những người có khả năng thay đổi lá phiếu đại cử tri, đi ngược với ý nguyện cử cử tri phổ thông.

Chiến thuật gây sức ép chính trị của Tổng thống Trump, về kỹ thuật không phải bất khả thi, nhưng cơ hội thành công là rất, rất nhỏ.

Đầu tiên, ông Trump phải đảo ngược kết quả đồng thời ở nhiều bang nơi ứng viên Biden dẫn trước từ vài chục nghìn tới hơn 100.000 phiếu phổ thông. Tình huống hiện nay khác với năm 2000 khi tranh cãi chỉ xảy ra ở Florida.

Hơn nữa, một số bang ông Trump nhắm tới, như Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Nevada, có thống đốc là quan chức của đảng Dân chủ. Họ sẽ không để yên cho nỗ lực đảo ngược kết quả kiểm phiếu của ứng viên Cộng hòa.

Lần gần nhất xảy tranh chấp liên quan tới đại cử tri là cuộc bầu cử năm 2000 giữa ứng viên Dân chủ Al Gore và ứng viên Cộng hòa George W. Bush. Tranh chấp khi đó chỉ xảy ra ở bang Florida, khi cách biệt giữa hai ứng viên chỉ là vài trăm phiếu.

Tòa án Tối cao Mỹ cuối cùng ra phán quyết không chấp nhận kết quả kiểm phiếu lại, công nhận kết quả kiểm phiếu ban đầu, dẫn tới chiến thắng của George W. Bush, người sau này trở thành tổng thống 43 của nước Mỹ.

Bang Georgia tiến hành kiểm phiếu lần hai

CNN đưa tin hôm 21/11, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu kiểm phiếu lại lần hai ở bang Georgia, một ngày sau khi các quan chức bang chứng nhận kết quả cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã giành chiến thắng, khi nhóm pháp lý của ông Trump tiến hành các cuộc tấn công cáo buộc gian lận trên diện rộng mà không có bằng chứng.

Kết quả của bang Georgia cho thấy ông Biden đã đánh bại Tổng thống Trump với 12.670 phiếu bầu trong số khoảng 5 triệu phiếu bầu, tương đương 0,25%. Luật tiểu bang cho phép một ứng cử viên yêu cầu kiểm phiếu lại nếu tỷ lệ chênh lệch thấp hơn 0,5%. Thống đốc đảng Cộng hòa Brian Kemp của bang đã chính thức hóa danh sách 16 đại cử tri tổng thống của bang.

Một sĩ quan trong trang phục chống bạo động đứng giữa những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP.

Một sĩ quan trong trang phục chống bạo động đứng giữa những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP.

Một tuyên bố của nhóm pháp lý Tổng thống Trump cho biết: “Hôm nay, chiến dịch của Tổng thống Trump đã nộp đơn yêu cầu kiểm phiếu lại ở Georgia. Chúng tôi tập trung vào việc đảm bảo rằng mọi khía cạnh của luật tiểu bang Georgia và Hiến pháp Mỹ đều được tuân thủ để mọi phiếu bầu hợp pháp đều được tính. Tổng thống Trump và chiến dịch của ông ấy tiếp tục nhấn mạnh vào một cuộc kiểm phiếu trung thực ở Georgia, điều này phải bao gồm sự khớp chữ ký và các biện pháp bảo vệ quan trọng khác".

    Hôm 20/11, khi chứng nhận các cử tri của bang, Thống đốc Brian Kemp cũng đưa ra những lo ngại về chữ ký. Nhưng Thư ký đảng Cộng hòa Brad Raffensperger đã nhắc lại sự tin tưởng vào kết quả, và trong một bài báo hôm 21/11 trên tờ Washington Post, ông nói: “Hệ thống bỏ phiếu của Georgia chưa bao giờ an toàn hoặc đáng tin cậy hơn”.

Tổng thống Trump âm thầm lên kế hoạch bước đi tiếp theo

Trước công chúng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tuyên bố ông là người chiến thắng cuộc bầu cử. Nhưng theo Washington Post, tại các cuộc thảo luận cá nhân, ông Trump cho biết đang suy tính những hành động tiếp theo sau khi rời Nhà Trắng, trong đó có chiến dịch tái tranh cử năm 2024.

Ông Trump đã bắt đầu đối mặt với thực tế rằng ông sẽ rời nhiệm sở vào tháng 1/2021. Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đang cân nhắc nghiêm túc kế hoạch cho cuộc sống hậu Nhà Trắng.

Nói với các trợ lý, Tổng thống Trump cho biết ông muốn tiếp tục hiện diện trong đời sống chính trị và truyền thông. Để đạt được mục tiêu này, tái tranh cử năm 2024 là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Tổng thống Trump tiết lộ với các thân tín khả năng ông sẽ công bố quyết định tái tranh cử vào năm 2024 trong thời gian còn lại của năm 2020. Nếu kịch bản này xảy ra, công chúng Mỹ sẽ một lần nữa đứng trước lựa chọn giữa hai ông Trump - Biden.

Ông Trump cũng có thể tìm ra những cách kiếm tiền khác, như nhận lời mời diễn thuyết của các doanh nghiệp. Viết tự truyện hoặc xuất hiện trên chương trình truyền hình cũng là những lựa chọn ông Trump có thể xem xét.

Một số cá nhân từng thảo luận kế hoạch hậu Nhà Trắng với đương kim tổng thống thì cho biết ông Trump sẽ lập tức quay lại xử lý công việc kinh doanh mà doanh thu đang lao dốc.

Bài liên quan