Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Biến chứng bệnh bạch hầu?

Thứ hai, 22/06/2020, 18:32 PM

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, bệnh có thể gây viêm cơ tim, đe dọa tính mạng.

Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Biến chứng bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Biến chứng bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh gì? Biến chứng bệnh bạch hầu có nguy hiểm?

Bệnh bạch hầu còn có tên là Corynebacterium diphtheria, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc.

Nguyên nhân mắc bệnh bạch hầu

Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae gây ra. Nó tiết ra độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Triệu chứng của bệnh bạch hầu giống cảm lạnh thông thường như viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản. Ngoài ra, nó còn có biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.

Khi nhiễm bệnh, trẻ có thể bị viêm họng, mũi, thanh quản, xanh xao, mệt, nổi hạch ở dưới hàm, sưng tấy vùng cổ. Giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt xung quanh tổ chức viêm.

Người mắc bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tỷ lệ tử vong khoảng 5% – 10%.

Biến chứng bệnh bạch hầu

Biến chứng bệnh bạch hầu thường gặp nhất là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh.

- Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra ở giai đoạn toàn phát hoặc vài tuần sau khi đã khỏi bệnh.

- Biến chứng viêm dây thần kinh thường ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và thường hồi phục hoàn toàn nếu bệnh nhân không tử vong vì biến chứng khác.

- Liệt màn khẩu cái (màn hầu) thường xuất hiện vào tuần thứ ba của bệnh. Khi đó các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi và cơ hoành bị liệt. Nó có thể xảy ra vào tuần thứ năm của bệnh. - - Viêm phổi và suy hô hấp có thể xuất hiện do hậu quả của liệt cơ hoành.

- Các biến chứng khác: viêm kết mạc mắt, suy hô hấp.

Tỷ lệ tử vong từ 5 đến 10%, có thể lên đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Bài liên quan