Thứ sáu, 30/08/2019, 12:02 PM
  • Click để copy

Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện nhiều kỹ thuật lần đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ thực hiện những kỹ thuật lần đầu tiên tại Việt Nam, mà có những kỹ thuật lần đầu thực hiện trên thế giới.

benh-vien-trung-uong-hue-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat
Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển.

Sáng ngày 30/8, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển; và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Đây là dịp để toàn thể cán bộ viên chức bệnh viện ôn lại truyền thống, nhìn lại những thành tựu đáng tự hào mà các thế hệ lãnh đạo, cán bộ nhân viên bệnh viện đã đạt được trong suốt chặng đường vừa qua.

Được thành lập theo sắc lệnh của vua Thành Thái năm thứ 6 (năm 1894), với tên gọi là Bệnh viện Tây y, đến năm 1944, được đổi tên chính thức là Bệnh viện Trung ương Huế.

GS. TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, trải qua 125 năm phát triển, bệnh viện đã phát huy tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, xây dựng bệnh viện có quy trình kỹ thuật y khoa hiện đại, cùng đội ngũ thầy thuốc trình độ cao, tâm huyết với nghề.

benh-vien-trung-uong-hue-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat
Bệnh viện Trung ương Huế đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Năm 2000, bệnh viện được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Năm 2009, bệnh viện được công nhận danh hiệu bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế; là một trong ba bệnh viện đa khoa lớn và tiên tiến nhất Việt Nam.

Bệnh viện cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng dịch vụ kỹ thuật được áp dụng trong khám, chữa bệnh; thực hiện được hầu hết các kỹ thuật của tất cả các chuyên khoa trong danh mục phân tuyến kỹ thuật của ngành y tế.

Bệnh viện hiện có 2 cơ sở, với 10 trung tâm, 100 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 29 phòng và đơn vị chức năng…, là cơ sở đào tạo thực hành thạc sĩ, tiến sĩ y khoa trong cả nước, đồng thời, là nơi đón nhận nhiều bác sĩ người nước ngoài đến nghiên cứu sinh, học tập.

“Hiện tại, bệnh viện đang thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, đề án 1816, Bệnh viện Hạt nhân cho 16 bệnh viện vệ tinh, khu vực ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên... góp phần giải quyết nhiều trường hợp bệnh khó, cứu sống nhiều người dân mắc bệnh hiểm nghèo”, GS. TS Phạm Như Hiệp chia sẻ. 

Về các kỹ thuật chuyên khoa sâu đặc biệt, bệnh viện đã có những thành tựu rất đáng phấn khởi. Đáng chú ý, trong lĩnh vực ghép tạng, hoạt động ghép giác mạc, ghép tim, ghép thận, ghép tủy-tế bào gốc... được thực hiện thường quy với tỉ lệ thành công 100%.

benh-vien-trung-uong-hue-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat
Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện nhiều ca ghép tim xuyên Việt.

Về hỗ trợ sinh sản trong vô sinh hiếm muộn, bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2007. Đến nay, đã thu được nhiều kết quả, trong đó, thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu triển khai thực hiện ca đầu tiên năm 2007, cho đến nay đã có 1.200 cháu bé ra đời bằng phương pháp này; Mang thai hộ thực hiện thành công ca đầu tiên năm 2016, đến nay, tổng cộng thành công 7 trường hợp mang thai hộ…

So sánh trình độ chuyên môn kỹ thuật với các cơ sở y tế trong nước, trong khu vực và quốc tế, trong 10 năm qua, bệnh viện tự hào đã triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật tiên tiến.

Trong đó, những kỹ thuật lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam như: ghép tim từ người cho chết não do êkip bác sỹ Việt Nam tiến hành (2011), ghép khối tim- phổi (2015), điều trị hỗ trợ heart-wave trên bệnh nhân suy tim (2014), ghép tế bào gốc điều trị hỗ trợ ung thư buồng trứng và ung thư vú (2013), phẫu thuật nội soi TaTME hai ê-kíp (cắt trực tràng) (2013), sử dụng phương pháp đốt sóng cao tầng (RFA) trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan  (HCC) (2003), phẫu thuật nội soi một lỗ (2006), phẫu thuật nội soi 3D (2015); kỹ thuật xạ trị IMRT, VMAT, SRS, SBRT, xạ trị cho bệnh nhân nhi (2015)... kỹ thuật rửa thận ngược dòng từ tĩnh mạch qua động mạch trên thận ghép (2017), phẫu thuật nội soi lấy thận ghép (2002), tạo hình ngực sau ung thư (1999).

Và đặc biệt, có những kỹ thuật lần đầu thực hiện trên thế giới như: Phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng, trong đó, có phẫu thuật nội soi cắt đại tràng sigma do ung thư qua đường âm đạo (2012).

Mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2030 và Tầm nhìn 2045, Bệnh viện Trung ương Huế đã có những định hướng cụ thể, kiên trì mục tiêu xây dựng “Trung tâm y học cao cấp, trung tâm đào tạo nguồn nhân lục y tế chất lượng cao, có thương hiệu quốc tế”. 

benh-vien-trung-uong-hue-don-nhan-huan-chuong-lao-dong-hang-nhat
Bệnh viện Trung ương Huế trải qua 125 năm phát triển.

Vào sáng cùng ngày, hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên Huế cũng được diễn ra, thu hút hơn 600 đại biểu, chuyên gia Ung bướu trong nước và quốc tế về tham dự.

Hội nghị này là một trong những hội nghị chuyên ngành quan trọng thuộc chương trình hoạt động hàng năm của Hội Ung thư Việt Nam. 

Huế là một trong ba trung tâm lớn của cả nước được Bộ Y tế giao trọng trách xây dựng và phát triển mạng lưới phòng chống ung thư. Hội nghị qua 7 năm tổ chức thành công đã trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi thảo luận của các chuyên gia giàu kinh nghiệm và giới thiệu các tiến bộ mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam.

 

Bộ Y tế khen 'nóng' BV Việt Đức khi lập kỷ lục ghép tạng 15 ca/tuần

Trong buổi sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế đã biểu dương các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong việc thực hiện thành công 15 ca ghép tạng chỉ trong 6 ngày (từ ngày 12-18/8/2019).

 

16 giờ chia gan, ghép tạng cứu 7 bệnh nhân từ người cho chết não

Sáng 15/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức công bố tiếp tục thành công ca chia gan lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ đã thực hiện chia gan của người hiến để ghép cho hai người (một người lớn và một trẻ em) cùng 5 người cần ghép mô tạng.

 

16 cuộc đời hồi sinh nhờ được ghép tạng từ 4 người cho chết não

Lần đầu tiên trong vòng 1 tháng qua Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận nguồn tạng hiến từ 4 người cho chết não và ghép thành công cho 16 bệnh nhân.