BKAV Mobile Security nằm top ứng dụng quét virus hay cảnh báo sai

Thứ sáu, 15/03/2019, 10:51 AM

Các ứng dụng quét virus trên smartphone Android, trong đó có BKAV Mobile Security thường xuyên cảnh báo sai, thậm chí có chương trình còn vô dụng.

bkav-mobile-security-nam-top-ung-dung-quet-virus-hay-canh-bao-sai

AV-Comparatives (AV-C), công ty chuyên thử nghiệm phần mềm chống virus trụ sở tại Áo, vừa công bố nghiên cứu về các ứng dụng quét virus trên Android, trong đó có BKAV Mobile Security của Việt Nam. Theo AV-C, tỷ lệ phần mềm quét virus trên gian ứng dụng Google Play có chức năng chặn mã độc là rất thấp.

"Đa số phần mềm diệt virus trên Play Store cho Android không có tác dụng như quảng cáo", đại diện AV-Comparatives cho biết. Công ty đã thử nghiệm 250 phần mềm diệt virus phổ biến cho thiết bị Android đang có mặt trên Play Store, cho làm việc với 2.000 file *.apk nhiễm độc và 100 file *.apk "sạch", thông qua chiếc Galaxy S9 chạy Android 8.0.

Kết quả, chỉ 23 trong số sản phẩm thử nghiệm phát hiện 100% mẫu phần mềm độc hại, hơn 2/3 không đạt tỷ lệ chặn 30%, chưa tới 1/10 trong đó bảo vệ smartphone đúng nghĩa trước mã độc. Thậm chí, chúng còn chặn nhầm cả những phần mềm không dính virus.

Có 138 ứng dụng phát hiện ra dưới 30% mã độc Android hoặc có tỷ lệ cảnh báo sai tương đối cao trên các tập tin sạch phổ biến tải về từ Google Play Store. Trong nhóm này có phần mềm BKAV Mobile Security.

AV-C cho hay chỉ một số sản phẩm đến từ các hãng bảo mật danh tiếng như Norton, Avira, AVG hay Avast mới có tác dụng thực sự. Số còn lại chủ yếu chỉ chiếm dụng bộ nhớ máy, chạy quảng cáo để kiếm tiền hay dụ họ tải chương trình khác. Một số còn là malware giả danh để phát tán mã độc tấn công thiết bị nhằm ăn cắp thông tin.

Hầu hết phần mềm trong diện thử nghiệm đều được tạo ra để hiển thị quảng cáo và chỉ mang danh ứng dụng chống virus. "Mục đích chính là tạo ra doanh thu cho nhà phát triển bằng cách hiển thị quảng cáo chứ không thực sự bảo vệ người dùng", nhóm nghiên cứu của AV-Comparatives tuyên bố.

Trong khi đó, một số phần mềm lại có cách hoạt động khá "ngớ ngẩn", ví dụ mặc định cho chương trình của các công ty lớn như Facebook, Google vào danh mục an toàn. Điều này tạo ra lỗ hổng để các phần mềm độc hại giả danh từ hãng lớn vượt qua chương trình bảo mật.

Hay có ứng dụng lại chống virus bằng cách khóa tất cả phần mềm trong máy, không phân biệt được tải về từ Play Store của Google hay các nguồn ngoài. "Một vài trong số này còn 'quên' liệt kê các gói phần mềm của mình vào danh mục an toàn, vậy là tự xem bản thân như một chương trình độc hại", báo cáo phân thích.

 

Hàng nghìn ứng dụng Android phổ biến tự lưu hoạt động người dùng

Hơn 17.000 ứng dụng Android được lập trình nhằm ghi lại tất cả thao tác của người dùng trên thiết bị rồi gửi cho các dịch vụ quảng cáo trực tuyến.

 

10 năm Android: Từ số không tới xuất sắc

Năm 2008, không nhiều người dám nghĩ rằng Android có thể trở thành hệ điều hành phổ biến nhất toàn cầu.

 

Android 7 vẫn phổ biến nhất dù ra mắt từ 2 năm trước

Trong khi đó, Android Oreo vẫn chưa được phổ biến cho thiết bị di động, còn phiên bản 9.0 vừa ra mắt thì quá ít máy dùng tới nỗi chưa tính được thị phần.