Bloomberg: Trung Quốc vung ‘cây gậy lớn’ vào Đài Loan sai thời điểm

Thứ năm, 01/08/2019, 10:51 AM

Bloomberg ngày 1/8 nhận định, những nỗ lực “thô lỗ” của Trung Quốc nhằm thị oai với các cử tri Đài Loan đã nhiều lần thất bại và lệnh cấm công dân Trung Quốc du lịch cá nhân sang Đài Loan có hiệu lực ngày hôm nay cũng xuất hiện vào thời điểm “đặc biệt xấu” hay không phù hợp.

Công dân Trung Quốc đại lục bị cấm du lịch cá nhân đến Đài Loan từ ngày 1/8/2019.
Công dân Trung Quốc đại lục bị cấm du lịch cá nhân đến Đài Loan từ ngày 1/8/2019.

Theo Bloomberg, nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm “thu phục” Đài Loan không thể hiệu quả. Thậm chí còn phản tác dụng khi gia tăng sự đối đầu của Đài Bắc với Bắc Kinh.

Khách du lịch sẽ bị cấm đi du lịch đến Đài Loan với tư cách cá nhân từ ngày 1/8. Điều này có nghĩa là công dân Trung Quốc chỉ có thể đến Đài Loan theo đoàn.

Trung Quốc dường như đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để gây ảnh hưởng đến cử tri Đài Loan trước cuộc bầu cử vào tháng 1/2020 khi lãnh đạo Thái Anh Văn của Đảng Tiến bộ Dân chủ sẽ tìm cách tái cử.

Đài Loan, cách bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc 180 km, đã tự trị kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 1949. Chính phủ ở Bắc Kinh coi hòn đảo này là một tỉnh của Trung Quốc và từ lâu Bắc Kinh đã bị đe dọa dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập.

Bộ Du lịch và Văn hóa Trung Quốc đã dẫn các mối quan hệ giữa hai bên cho quyết định trên. Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu do Cục Du lịch Đài Loan công bố, du khách Trung Quốc đại lục chiếm gần một phần ba tổng số du khách đến Đài Loan trong tháng 5/2019.

Năm 2018, 2,69 triệu khách du lịch đại lục đã đến thăm hòn đảo này, giảm 1% so với một năm 2017 và giảm 35% so với mức đỉnh năm 2015, dữ liệu từ Cục Du lịch Đài Loan cho hay.

Tuy nhiên, tổn thất về kinh tế đối với Đài Loan từ lệnh cấm từ Bắc Kinh dường như bị hạn chế . Ngoài ra, bà Thái có thể sẽ “cảm kích” Bắc Kinh về lệnh cấm đó.

Khi bà Thái Anh Văn được bầu vào năm 2016, Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách hạn chế du khách đến Đài Loan. Kết quả là du khách Trung Quốc đại lục tới Đài Loan giảm 35% trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018. Tuy nhiên, số du khách từ những nơi khác tới Đài Loan tăng vọt, dẫn đến tổng lượng khách đến Đài Loan tăng 6%.

Tổng số khách tới Đài Loan từ năm 2015 đến 2018 vẫn tăng 6% dù số du khách tới Đài Loan giảm tới 35%.
Tổng số khách tới Đài Loan từ năm 2015 đến 2018 vẫn tăng 6% dù số du khách tới Đài Loan giảm tới 35%.

 Phản ứng của bà Thái đối với các hạn chế của Bắc Kinh khi đó là nới lỏng hoặc xóa bỏ các yêu cầu thị thực cho một số quốc gia, bao gồm phần lớn là các quốc gia Đông Nam Á. Số lượng khách từ Việt Nam, Philippines và Thái Lan tới Đài Loan tăng hơn gấp đôi trong ba năm qua. Quan trọng hơn, lượng khách đến từ các quốc gia Bắc Á giàu có hơn như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng đáng kể.

Theo dữ liệu năm 2017, khách du lịch từ Nhật Bản và Hàn Quốc là những người chi tiêu lớn nhất ở Đài Loan. Du khách Nhật Bản bỏ ra trung bình nhiều hơn 16% so với du khách Trung Quốc đại lục, trong khi người Hàn Quốc chi tiêu nhiều hơn khoảng 6%.

Ngoài ra, cách chi tiêu của du khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản ở Đài Loan cũng khác.

Cách chi tiêu của du khách Nhật Bản và Hàn Quốc tốt hơn cho ngành dịch vụ của Đài Loan. Họ chi nhiều cho khách sạn, nhà hàng và giao thông. Ngược lại, khách du lịch đại lục chi nhiều hơn cho mua sắm - gấp đôi so với Nhật Bản.

Hơn nữa, phần lớn hàng hóa du khách Trung Quốc đại lục mua sắm là các mặt hàng xa xỉ như trang sức, mỹ phẩm hoặc nước hoa. Cách chi tiêu này ít có lợi cho Đài Loan bởi vì những sản phẩm đó thường là các thương hiệu châu Âu, không được sản xuất tại địa phương. Trong khi đó, đặc sản địa phương chiếm 50% chi tiêu mua sắm của du khách Nhật Bản, nhưng chỉ chiếm 26% chi tiêu của du khách đại lục.

Tóm lại, Trung Quốc có lịch sử gây áp lực với Đài Loan trước cuộc bầu cử và những chính sách đó thường không thành công.

Nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh cũng có thể nhằm phân tán sự chú ý của cử tri Đài Loan trong bối cảnh các cuộc biểu tình ở Hong Kong đang dẫn tới sự đồng cảm rộng rãi ở Đài Loan. Bà Thái đã lên tiếng ủng hộ biểu tình ở Hong Kong.

Dù mục tiêu của nó là gì, điều này có thể là một tính toán sai lầm của Trung Quốc, Bloomberg nhận định.

 

Trung Quốc cáo buộc người biểu tình Hong Kong ‘xấu xa và phạm tội'

Chính phủ Trung Quốc cáo buộc những người biểu tình Hong Kong đã thực hiện "các hành vi xấu xa và phạm tội", làm tổn hại nghiêm trọng đến "danh tiếng" và "sự ổn định" của thành phố này, CNN ngày 30/7 đưa tin.

 

Trung Quốc khẳng định theo dõi chặt chẽ diễn biến ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong

Chính quyền trung ương Trung Quốc đã, đang và sẽ theo dõi chặt chẽ diễn tiến tình hình ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong.

 

Trung Quốc dùng ‘giờ vàng’ đăng loạt bản tin lên án biểu tình Hong Kong

Người dân Trung Quốc đại lục dường như chỉ có thể tiếp cận tin tức về Hong Kong qua các phương tiện truyền thông nhà nước nên họ có xu hướng hiểu chưa đầy đủ về biểu tình Hong Kong, Alfred Wu, phó giáo sư tại trường chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, nhận định.