Báo cáo tài chính quý III/2019 của các ngân hàng: Giảm sút kinh doanh ngoại hối, nợ xấu vẫn đáng lo ngại

Thứ ba, 05/11/2019, 10:05 AM

Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng cao, hết quý III/2019 của nhiều ngân hàng đối diện với nợ xấu tăng, giảm sút kinh doanh ngoại hối.

bao-cao-tai-chinh-quy-iii2019-cua-cac-ngan-hang-giam-sut-kinh-doanh-ngoai-hoi-no-xau-van-dang-lo-ngai
Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng cao, hết quý III/2019 của nhiều ngân hàng đối diện với nợ xấu tăng, giảm sút kinh doanh ngoại hối.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 của nhiều ngân hàng khá khả quan, trong đó đa phần các mảng kinh doanh có tăng trưởng tốt. Duy có một mảng mà nhiều ngân hàng bị giảm đi đó là hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2019. Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế quý III của ngân hàng tăng đột biến, đạt 497 tỷ đồng, cao gấp 23 lần mức đạt được cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, gấp 54 lần cùng kỳ.

Trong đó, thu nhập lãi thuần quý III của MSB tăng tới 58% đạt 864 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng vọt 110% đạt 162 tỷ; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 147 tỷ, tăng 72%; lãi từ hoạt động khác tăng gần 5 lần lên 463 tỷ. Chỉ có hoạt động ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh kém khả quan hơn.

Ngân hàng Quốc Dân - NCB, 9 tháng đầu năm, lỗ mảng kinh doanh ngoại hối hơn 5 tỷ đồng, giảm 2/3 so với mức lỗ gần 16 tỷ đồng cùng kỳ. Tại nhiều ngân hàng khác, mặc dù họat động kinh doanh ngoại hối vẫn ghi nhận lợi nhuận, nhưng lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra nhiều ngân hàng đối diện nợ xấu tăng. Báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy, nợ xấu  PGBank (3,07%). Đáng chú ý, trong 9 tháng năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam - BIDV đã vượt mức trên 2%. Trong đó, nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn tăng tới 70% lên 12.194 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Kiên Long - Kienlongbank, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 0,94% lên 1,07%. Nợ xấu tại OCB cũng tăng 38% lên mức gần 1,779 tỷ đồng. Trong khi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của ACB giảm từ 0,73% xuống còn 0,67%.

Theo quan sát các báo cáo tài chính ngân hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước trích lập dự phòng) của nhiều ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng rất ít, thậm chí còn là tăng trưởng âm. Tuy nhiên, nhờ giảm trích lập dự phòng rủi ro mà lợi nhuận trước thuế của đa phần ngân hàng trong hệ thống tăng mạnh.

Chẳng hạn, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu - ACB thực tế tăng 5,3% so với đầu năm. Tuy nhiên, nhờ cắt giảm mạnh chi phí dự phòng, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB được kéo lên 16,4%, đạt 5.561 tỷ đồng.

ACB là ngân hàng điển hình có lợi nhuận 9 tháng bất tăng nhờ giảm trích lập dự phòng rủi roHay như, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex - PGBank, tổng thu nhập hoạt động 9 tháng của ngân hàng sụt giảm 2% so với cùng kỳ, chỉ đạt 789 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng âm 5,2% chỉ đạt 381 tỷ đồng.

Mặc dù vậy vẫn có ngân hàng lợi nhuận đi lùi dù chi phí dự phòng giảm. Điển hình như Eximbank, dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm 69% so với cùng kỳ năm trước nhưng Eximbank vẫn phải ngậm ngùi với việc lợi nhuận đi lùi. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.103 tỷ đồng, giảm gần 3%. Tính đến 30/9, tổng tài sản Eximbank tăng 3,9% và đạt 158.596 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 3,3% lên 107.433 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng mạnh hơn 13% lên 134.467 tỷ đồng.

Nợ xấu ngân hàng giảm gần 5% xuống 1.833 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 1,85% xuống 1,71%. Được biết, Eximbank còn hơn 4.708 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 1.621 tỷ đồng.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/bao-cao-tai-chinh-quy-iii-2019-cua-cac-ngan-hang-giam-sut-kinh-doanh-ngoai-hoi-no-xau-van-dang-lo-ngai-140772.html