Cẩm nang du lịch Campuchia: Lễ hội Chol Chnam Thmay

Thứ bảy, 22/02/2020, 06:57 AM

Cẩm nang du lịch Campuchia xin giới thiệu Tết năm mới của người Campuchia. Tết này bắt đầu từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 15/4 Dương lịch hàng năm. Với du khách Việt, Tết Chol Chnam Thmay được biết đến như Tết Té nước của người Campuchia.

Lễ hội Chol Chnam Thmay thường tổ chức vào khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch) và kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày với tên gọi mỗi ngày tết khác nhau. Trong những ngày đó, mọi công việc ruộng rẫy đều được ngừng lại, mọi người cùng nghỉ ngơi và vui chơi giải trí. Vào dịp này, con cháu dù ở xa xôi đến đâu cũng trở về để sum họp cùng gia đình trong ba ngày Tết.

Cẩm nang du lịch Campuchia xin giới thiệu tới bạn về Lễ hội Chol Chnam Thmay

Ngày thứ nhất gọi là ngày Châul Sây Kran Thmây, tức là ngày thay năm cũ vào năm mới. Trong ngày này, mọi người ăn mặc đẹp, mang theo nhang, đèn, lễ vật vào chùa. Ở chùa, sẽ tổ chức tụng kinh, rắc nước có hương thơm ở một số nơi nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ, xua đuổi tà ma, tẩy rửa điều xui xẻo của năm cũ.

Cẩm nang du lịch Campuchia: Lễ tắm tượng linh thiêng của người Campuchia vào dịp năm mới.

Cẩm nang du lịch Campuchia: Lễ tắm tượng linh thiêng của người Campuchia vào dịp năm mới.

Ở Campuchia, tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân. Trong ngày đầu năm mới này, mỗi nhà thường đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng thức ăn lên tổ tiên của mình. Theo quan niệm của người dân Campuchia thì ai càng đi nhiều chùa thì càng có nhiều tiền tài lộc trong năm mới. Trước những ngôi chùa, trong dịp tết người Campuchia đắp năm núi cát hình chóp tượng trưng vũ trụ Meru, ai có nhu cầu tìm kiếm tình duyên - tài lộc thì đi quanh ụ cát khấn vái, cắm vào đấy những tờ riel (giấy bạc Campuchia).

Cũng giống như phong tục của người Kinh, người Hoa, ngày Tết cũng là thời gian những người con Khmer từ nơi học tập, làm việc trở về xum họp với gia đình, với quê hương, cùng đón mừng năm mới bên nhau, thăm họ hàng, gia tộc, và đi chùa lễ Phật… Những người Khmer không có điều kiện trở về quê hương bản quán sẽ lựa chọn việc đón Tết Chol Chnam Thmay tại TP với những nghi lễ truyền thống như một điều tất yếu cho sự hòa nhập, thích ứng với cuộc sống hiện đại nơi đô thị.

Sau đêm tiễn năm cũ, sang ngày thứ hai Lễ hội Chol Chnam Thmay là ngày Wanabat (Wonbơf), người dân Khmer tổ chức nghi thức rước năm mới. Đầu tiên là rước Mahasoongkran (tức là cuốn đại nông lịch Khmer). Dẫn đầu đoàn rước là chằn mang mặt nạ oai vệ tay cầm gậy múa mở đường, theo sau là đội trống Chhay dăm hoặc dàn nhạc ngũ âm.

Sau khi đoàn rước đi ba vòng quanh ngôi chùa chính, bà con phật tử sẽ vào chính điện cùng tụng kinh để đón chờ vị thần năm mới. Riêng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi thì tổ chức các trò vui chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt, đá gà, nhảy bao, đánh bóng hay các tiết mục văn nghệ như: Rom vong, hát aday đối đáp, chơi chhay dăm hay xem rô băm, du kê, phim ảnh…

Sang ngày tết thứ ba – ngày Tngai Laeung Saka (Lơm săk), sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, bà con mang nước ướp hương thơm cùng nhang đèn đến đền thờ Phật làm lễ tắm tượng Phật và sư sãi cao niên. Ở gia đình cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cái dâng tặng. Việc tắm rửa này sẽ giúp tẩy rửa bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho người lớn tuổi.

Vào những ngày tết, trên đường phố người dân đổ ra đông vui như trẩy hội. Đặc biệt là khi trời tối, người ta sắp lễ, ăn uống, nhảy múa tưng bừng tham gia vào các hoạt động lễ hội đường phố như lễ té nước, bôi bột màu… Càng bị té nhiều nước thì may mắn càng đến nhiều.

Điều đặc biệt ở đất nước này còn phải kể đến các điệu múa. Người Campuchia say mê trong từng điệu nhảy, các cô gái uốn lượn vòng hông theo bước chân nhịp nhàng, đôi tay thon ngà ngọc giơ cao phảng phất hình những mái đền cong vút trong điệu múa Apsara.

Cà ri đỏ Kmer

Cà ri đỏ Kmer

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là món cà ri. Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng.

Campuchia nổi tiếng với hai món cà ri là cà ri đỏ Kmer và bún cà ri (Nom banh chok).

Cà ri đỏ Khmer là món ăn khá cay trong nền ẩm thực của xứ sở chùa tháp Campuchia. Thường được dùng trong các dịp lễ đặc biệt như cưới hỏi, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo hoặc ngày tổ tiên… Món ăn này thường được làm từ thịt bò, thịt gà hoặc cá, với cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và ớt kroeung. Cà ri đỏ thường được ăn kèm bánh mì.

Trong khi đó, bún cà ri (Nom banh chok) được xem là món ngon đặc sản Campuchia, chứa đựng quốc hồn quốc túy của đất nước chùa tháp. Du lịch Campuchia bạn dễ bắt gặp những gánh hàng Nom banh chok đang nghi ngút khói, một đầu là rổ đựng rau tươi, gồm hoa chuối, đu đủ, ngó sen, đậu đũa, cần ta, một ít rau thơm, lá bạc hà, chanh và ớt. Tất cả được đậy lại bằng lá sen lớn, đầu kia là vại nước sốt cà ri cá trắng, bùi béo, ngọt đậm đà, tỏa mùi thơm rất hấp dẫn.

Bài liên quan