Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Thứ ba, 05/04/2016, 12:44 PM

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo là những kiến thức được nhiều người quan tâm. Là một trong 50 vị thuốc cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa cam thảo...

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo là những kiến thức được nhiều người quan tâm. Là một trong 50 vị thuốc cơ bản được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa cam thảo rất có lợi cho sức khỏe khi bạn biết sử dụng đúng cách.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Đặc điểm của cam thảo

Cam thảo lâu năm cao từ 0,5-1m, nhẵn, mọc đứng khỏe, có gốc hóa mộc, có thân bò kéo dài, lá kép lông chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hoặc thuôn, nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Vào mùa hè, hoa màu xanh lơ hoặc tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm dạng bông hình trụ, trên những cuống ở nách chỉ bằng nửa của lá.

Đài có lông tuyến, hình ống, gù lên ở gốc, có hai môi chia 5 răng hơi không đều, hình mũi mác dài hơn ống, cánh cờ dựng lên, thuôn, dài hơn các cánh bên. Nhị hai bó (9+1). Bầu không cuống, 2 đến nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Cam thảo có gốc hóa mộc

Hiện nay ở Hoa bắc, Tây bắc, Đông bắc Trung Quốc đều có xản xuất nhiều và chất lượng tốt hơn cả, nhất là Dân Cần, Khánh Dương, Trấn Nguyên tỉnh Cam Túc, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Dương Cao, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, Bắc Tiêu, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, chuyên khu Bạch Thành tỉnh Cát Lâm, Triệu Châu, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang, chuyên khu Trương Gia khẩu tỉnh Hà Bắc và ở Thanh Hải, Tân Cương sản xuất rất nhiều (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Cây đã được di thực trồng ở miền bắc Việt Nam. Thu hái, sơ chế vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp.

Vào tháng 2-8 đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp.

Những tên gọi khác nhau của cam thảo giúp bạn tìm kiếm dễ dàng hơn

Cam thảo có nhiều tên gọi khác nhau: Quốc lão, Linh thảo, Lộ thảo (Bản Kinh), Mỹ thảo, Mật cam (Biệt Lục), Thảo thiệt (Thiệt Tịch Thông Dụng Giản Danh), Linh thông (Ký Sự Châu), Diêm Cam thảo, Phấn cam thảo (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Điềm căn tử (Trung Dược Chí), Điềm thảo (Trung Quốc Dược Học Thực Vật Chí), Phấn thảo (Quần Phương Phổ), Bổng thảo (Hắc Long Giang Trung Dược), Cam thảo bắc (Dược Liệu Việt Nam).

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có nhiều tên gọi

Tên gọi: Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt, vì vậy được dùng để gọi tên.

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.

Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Công dụng của cam thảo

Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y, ngoài ra nó còn được dùng trong kỹ nghệ thuốc lá, nước giải khát và chế tuốc chữa cháy.

Theo tài liệu cổ cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Trong y học, ngoài công dụng làm cho thuốc ngọt rễ uống, làm tá dược chế thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc, hiện nay cam thảo có hai công dụng chủ yếu.

 Chữa loét dạ dày và ruột

Ngày uống 4g, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống luông 7-14 ngày, sau đó nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù nề, nặng mặt.

 Chữa bệnh Ađidơ

Vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên có tác dụng tới sự chuyển hóa các chất như điện giải cơ thể giữ lại natri và clorua trong cơ thể giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Công dụng chữa nhiều loại bệnh của cam thảo

Cam thảo dùng sống thì có tác dụng tả hỏa, thoái nhiệt; dùng chín thì đánh tan được chứng biểu hàn. Trị được chứng họng đau, trừ được tà nhiệt, hòa hoãn được chính khí, nuôi được âm huyết, bổ Tz Vị và nhuận Phế.

Cam thảo có khí bạc mà vị hậu có thể lên mà cüng có thể xuống, đó là vị thuốc âm trong dương vậy. Vì dương bất túc thì bổ nó bằng vị ngọt, chính những vị ngọt, tính ấm đó lại trừ được đại nhiệt. Vì vậy cam thảo dùng sống thì khí bình, có thể bổ được Tz Vị, lúc không đủ sức, có thể tả được tâm hỏa, khí hữu dư.

Nếu dùng chích thì khí nó hơi ấm, có thể bổ được nguyên khí của tam tiêu mà lại hay tán được chứng biểu hàn, trừ được tà nhiệt, cho nên những chứng Tâm hỏa thừa lúc hư ấy nó vào Tz kinh làm ra chứng đau bụng quặn thắt, co quắp lại.

Cam thảo giải được độc cho trẻ nhỏ

Là thảo dược có tác dụng giáng hỏa, giảm đau, hình nó bên ngoài màu đỏ, bên trong vàng, như vậy là màu của nó bao gồm cả quẻ Khôn và quẻ Lỵ vậy. Vị đạm, khí bạc hoàn toàn là nhờ cái đức của đất mà sinh ra, vì thế nó có tính cách hòa hợp được các loại thuốc.

Đó là vị thuốc có công lớn như một vị nguyên lão, trị được các thứ lệch lạc, mất quân bình của các thứ bệnh, có nghĩa nó cũng được ví như người được giáo hóa theo đúng đường lối vương đạo rồi đó. Cam thảo thật là một vị thuốc ví như một ông tướng giỏi cho việc hòa bình.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo mùa xuân mới thấy mầm non, sang hè còn nhiều lá, mùa thu có hoa, mùa đông có quả. Vì vậy trong một năm bốn mùa dù khí hậu có thay đổi màu nó vẫn màu vàng, vị ngọt,đó là nó hợp với đức của Thổ, hòa với mọi khí, cho nên không có chỗ nào là nó không đến được, không có tà nào mà không đuổi được. Vì thế có người bảo nó làm chủ cho lục phủ ngũ tạng để nó đuổi hết những chứng hàn, nhiệt, tà khí ra ngoài.

Ngăn ngừa nhiễm virus

Cam thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các interferon trong cơ thể - Interferon là loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công nhằm ngăn không cho virus phát triển. Vì vậy, cam thảo có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng ngừa các bệnh do virut đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra. Ở châu Âu, cam thảo được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.

Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh

Cam thảo chứa flavonoid và estrogen hoặc kích thích tố nữ. Các kích thích tố nữ được tìm thấy trong cam thảo có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu liên quan tới thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Cam thảo cũng có thể làm giảm đau trước kỳ kinh nguyệt.

Bảo vệ tim

Cam thảo có khả năng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể. Acid mật được coi là nhân tố để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá của cholesterol gây hại LDL- một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.

Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận

Hợp chất acid glycyrhizic có trong rễ cây cam thảo có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Acid glycyrhizic làm chậm quá trình phân huỷ các hóc môn cortisol và do đó đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài – Cortisol có đặc tính kháng viêm, sự thiếu hụt cortisol có thể dẫn tới trầm cảm, mệt mỏi mãn tính và lo lắng. Như vậy rễ cam thảo rất có lợi cho các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm và căng thẳng thần kinh.

Làm mềm và dịu da

Cam thảo có tác dụng làm mềm và dịu da vì thế nó được sử dụng để điều trị một số bệnh về da. Loại thảo dược này cũng được biết đến là có đặc tính kháng viêm nên nó được dùng trong các trường hợp viêm da sau đây: chàm hoặc viêm da dị ứng, viêm da thông thường, bệnh vảy nến, ngứa và khô da.

Một số đơn thuốc đơn giản có cam thảo mà bạn có thể áp dụng

1. Cát cánh cam thảo: Chữa ho

2. Đơn thuốc Kavet chữa đau dạ dày: Cao cam thảo 0.03g, bột cam thảo 0.1g, natri bicacbonat 0.15g, magie cacbonat 0.2g, bitmutnitrat basic 0.05g, bột đại hoàng 0.02g tá dược vừa đủ 1 viên, chữa loét dạ dày với liều 2-4 viên mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có thể kết hợp với với nhiều loại dược liệu khác dùng để chữ bệnh

3. Đơn thuốc chữa loét dạ dầy: Cam thảo, cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần, hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa nhỏ không uống lâu quá 3 tuần lễ.

4. Nhân trung hoàng chữa sốt qúa hóa điện cuồng, trúng độc: Cam thảo tán nhỏ, cho vào ống tre đã cạo hết lớp tinh tre bên ngoài. Bịt kín 2 đầu bằng nhựa thông, đến mùa đông cắm cả ống tre đó vào hố phân người, cho đến ngày lập xuân lấy ra rửa sạch, bổ ống lấy cam thảo phơi khô tán nhỏ. Đông y coi vị này rất quý để chữa cảm sốt quá hóa điên cuồng, trúng độc, bị mụn nhọt mỗi lần uống 1-2g.

5. Cao cam thảo mền chữa các chứng mụn nhọt, ngô độc, ngày uống 1-2 thìa con.

Sử dụng cam thảo như thế nào cho an toàn

Ngoài những tác dụng vượt trội của cam thảo như: giải độc, thanh lọc cơ thể, trị ho... thì việc sử dụng đúng cách cam thảo bạn cũng nên chú ý vì thực tế cho thấy dùng liều lượng cam thảo quá mức cho phép sẽ xảy ra tác dụng phụ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều cần biết trước tiên không dùng cam thảo cho các trường hợp cao huyết áp, thấp trệ, người đang mang thai hoặc gan, thận suy yếu. Ngoài ra, do tác dụng tương kỵ nhau, không dùng cam thảo phối hợp với các vị thuốc cam toại, đại kích, nguyên hoa.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Nên dùng liệu trình cam thảo từ 5 - 7 ngày

Trên thực tế, ngoại trừ một số ít trường hợp dùng liều cao ngắn hạn, cho một số bệnh cấp tính, liều cam thảo trung bình trong nhiều phương dược đông y thường từ 4g đến 6g. Đối với một số trà dược có cam thảo, mỗi gói cũng chỉ chứa từ 1g đến 2g.

Trong một thang thuốc, cam thảo lại được cơ cấu trong mối tương quan “quân thần tá sứ” để vừa nâng cao hiệu quả điều trị chung, vừa giảm tác dụng phụ của các vị thuốc. Với cách làm này, tác dụng phụ của cam thảo sẽ giảm thiểu.

Tuy nhiên, trước những cảnh báo nêu trên, nhất là trong tình trạng các loại bệnh tim mạch và cao huyết áp đang gia tăng trong cộng đồng, thầy thuốc và người sử dụng nên lưu ý không dùng cam thảo dài hạn. Trong khi chờ đợi những nghiên cứu sâu hơn, trước mắt, nếu dùng trên 4g/ngày, chỉ nên dùng từng liệu trình ngắn từ 5 – 7 ngày, nghỉ vài ngày trước khi dùng tiếp.

Quá trình sản xuất cam thảo như thế nào?

Quá trình sản xuất bánh kẹo cam thảo có hai phương pháp. Việc sử dụng trong đó phương pháp phụ thuộc vào quy mô công ty là để sản xuất. Điều này có nghĩa rằng kẹo các công ty hoạt động trên một quy mô nhỏ sản xuất sử dụng bắp tinh bột đúc trình, mà là một quá trình tương tự được sử dụng để làm cho kẹo ngô. Công ty với quy mô sản xuất lớn hơn sản xuất bằng cách sử dụng quá trình phun ra dây cam thảo và là khá khác nhau.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Cam thảo có thể nghiền thành bột

Cho các công ty sản xuất quy mô nhỏ hơn sử dụng quá trình đúc tinh bột ngô, quá trình này bắt đầu với khay chứa hàng dài của khuôn mẫu cho sản phẩm đó được làm đầy với tinh bột ngô. Tinh bột ngô là rất quan trọng bởi vì nó ngăn cản cam thảo từ bám vào các mốc và làm cho nó dễ dàng hơn để loại bỏ. Các thành phần như đường, xi-rô ngô và chiết xuất cam thảo được nấu chín với nhau cho đến khi họ trở nên nóng xi-rô. Nó là quan trọng rằng việc nấu ăn xi-rô được rất nhiều sự chú ý vì bước này xác định các kết cấu của sản phẩm.

Các bánh kẹo có thể bằng cách mềm mại, chewy hoặc khó khăn vì bước này. Xi-rô sau đó đổ vào các khay và khuôn mẫu được làm đầy. Các khay được sau đó dành cho mát. Khi cam thảo là mát, họ được đổ vào một bề mặt. Bởi vì tinh bột ngô, cam thảo chỉ rơi khỏi khay một cách dễ dàng. Trên bề mặt, cam thảo được đưa ra một men tạo dáng bóng. Họ sau đó được đóng gói, đánh dấu và chuẩn bị để được vận chuyển.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Cam thảo ép thành viên

Một cách khác để làm cho bánh kẹo cam thảo được sử dụng trong sản xuất quy mô lớn và được gọi là quá trình phun ra dây cam thảo. Bắt đầu sản xuất tại Phòng sôi nơi một hỗn hợp của cam thảo gốc chiết xuất được đun sôi một nhiệt độ chính xác. Khi nó được đủ nóng, bạn muốn màu sắc và hương vị thêm vào hỗn hợp và nấu chín từ từ cho đến khi nó đạt được một sự nhất quán như bột.

Hỗn hợp bột sau đó đã đi qua một đùn nơi bột buộc phải ra khỏi lỗ nhỏ. Các lỗ mẫu bột vào dây giềng của cam thảo. Khi các dây giềng cam thảo được thành lập, họ hoặc là được cho phép để mát mẻ và đặt trực tiếp hoặc xoắn để tạo thành một kết cấu 'dây' thêm và sau đó cắt thành miếng. Khi thiết lập, các kính cho ánh họ được biết đến với và sau đó đóng gói và chuyển đến kẹo các cửa hàng trên khắp đất nước.

Một số lưu ý khi sử dụng cam thảo

Việc sử dụng cam thảo đúng cách cũng rất quan trọng để tránh khỏi những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sử dụng cam thảo quá liều đặc biệt là loại chứa glycyrthizin có thể gây ra một số các tác dụng phụ trong đó có những tác dụng ẩn chứa những nguy cơ có hại cho sức khoẻ. Các tác dụng phụ của cam thảo là: - Cao huyết áp - Phù hoặc giữ nước - Tiêu chảy và một số vấn đề tiêu hoá khác - Hạ kali máu (lượng kali trong máu thấp) Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo
Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ
Sử dụng quá nhiều cam thảo cũng có thể gây hại cho gan và hệ thống tim mạch. Rễ cam thảo hay chiết xuất cam thảo không được chỉ định cho một số bệnh nhân bị mắc các bệnh như tiểu đường, phù, cao huyết áp, tim mạch, tăng nhãn áp và các bệnh về gan, thận... Phụ nữ mang thai cũng nên tránh sử dụng loại chiết xuất thảo dược này. Cam thảo cũng có thể tương tác với một số thuốc khác và gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các loại thuốc không nên kết hợp với cam thảo là: - Corticosteroid (Loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp.) - Thuốc cao huyết áp - Một số thuốc chống trầm cảm - Thuốc tránh thai bằng đường uống - Warfarin (Loạt thuốc kháng đông chủ yếu tổng trị huyết khối u mạch vành hay tĩnh mạch để giảm cơ nghẽn mạch) - Thuốc lợi tiểu
Cam thảo với nhân trần, riêng có lợi, chung có hại

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi. Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo. Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo

Nhân trần: có tên khoa học Adenosma glutinosum, tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến hương, mao xạ hương. Thân hình trụ, rỗng giữa, mầu nâu đen, có lông nhỏ, mịn. Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, hai mặt đều có lông, mép lá khía răng cưa tù, gân lá hình lông chim. Nhân trần được thu hái khi cây đang ra hoa, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở 40oC – 50oC. Không sấy quá nóng làm bay tinh dầu, bảo quản nơi khô.

Cam thảo: có nhiều loại như cam thảo bắc, cam thảo nam (ảnh), cam thảo dây… Ở nước ta không có cam thảo bắc nhưng có cam thảo nam và cam thảo dây. Cam thảo bắc còn có tên quốc lão. Cam thảo dây còn gọi tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi…thường dùng rễ và lá thay cho cam thảo bắc. Cam thảo nam còn có tên dã cam thảo, thổ cam thảo… cũng thường dùng thay cam thảo bắc.

Không nên pha chung hai vị thuốc

Theo đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,... và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh. Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật...) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Cam thảo có tác dụng gì và ai cần kiêng cam thảo

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu... một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Phụ nữ mang thai dùng nhiều cam thảo sẽ dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân.

Đối với các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít...; các trường hợp viêm gan, xơ gan... đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng. Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao tuổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

  • Cách nấu món Pad Thái – phở xào như thế nào
  • Bà bầu có được ăn dứa không
  • Cách nấu món canh chua cá quả như thế nào
  • Cách nấu món cơm chiên trứng muối như thế nào
  • Cách nấu món canh chua cá như thế nào
  • Cách nấu món canh khoai môn như thế nào