Nghinh Lương Đình là công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, tọa lạc bên bờ sông Hương, dùng làm nơi để nhà vua ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn.
Ngày nay, đi trên con đường Lê Duẩn (TP Huế, Thừa Thiên Huế), du khách sẽ được chiêm ngưỡng hai công trình nổi bật. Đó chính là Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình.Theo tìm hiểu, Nghinh Lương Đình là công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, tọa lạc bên bờ sông Hương, trên trục chính của Kinh thành Huế. Từ lâu, hình ảnh của công trình này đã đi vào ký ức, tâm hồn người dân Cố đô Huế.Tiền thân của công trình là Lương Tạ (là loại công trình có kết cấu một nửa ở trên bờ, một nửa ở dưới nước), dùng làm nơi để nhà vua ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn.Dòng sử liệu đầu tiên nhắc đến Lương Tạ là Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Ở thời điểm được nhắc đến, công trình đã được xây dựng từ vài năm trước đó.Vào năm Thành Thái thứ 15 (1903), Nghinh Lương Đình được trùng tu. Năm Khải Định thứ 3 (1918) lại được tôn tạo thêm lần nữa để phục vụ vua thường xuyên đến nghỉ mát.Đến năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi Nghinh Lương Đình. Thời gian thực hiện dự án là 3 năm. Đến nay, công trình đã được hoàn thành.Nội dung công việc được thực hiện trong dự án này là thay thế, phục hồi hệ kết cấu gỗ, lan can, hệ mái, phục hồi phần sơn son toàn bộ công trình.Nghinh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài.Bộ khung gỗ ở phần trên, nhất là các vì vỏ cua, hệ thống liên ba được chạm trổ công phu.Mái nhà chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ qua lợp ngói liệt men vàng.Nền cao 90 cm, bó vỉa bằng gạch vồ, đá thanh, có 13 bậc tam cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước.Cảnh quan xung quanh Nghinh Lương Đình thoáng đãng và thơ mộng.Đèn lồng chính giữa công trình được chạm khắc tinh xảo.Nhìn bên ngoài, kiến trúc Nghinh Lương Đình duyên dáng, mềm mại với nhiều họa tiết rồng, phượng... được khảm sành sứ.Nhiều họa tiết tinh xảo.Xét về cấu trúc không gian ở trục trước mặt Kinh thành, Nghinh Lương Đình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài ra đến Phu Văn Lâu, là điểm nối kết giữa Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Hương Giang - Ngự Bình.Theo một số tư liệu, thời kỳ đầu, Nghinh Lương Đình được sử dụng làm nơi hóng mát, nghỉ ngơi cho nhà vua trước khi xuống thuyền. Về sau, công trình trở thành sân khấu trình diễn kịch cho công chúng xem vào các dịp lễ lớn. Nghinh Lương Đình trở thành biểu tượng cho kiến trúc di sản Huế khi hình ảnh của nó và Phu Văn Lâu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn in trong đồng tiền mệnh giá 50 ngàn đồng.Nghinh Lương Đình là vị trí đẹp để ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương vào lúc bình minh, khi hoàng hôn...
Không cần tìm kiếm đâu xa, ngay ở Việt Nam cũng có vô vàn những địa điểm kỳ bí, đáng sợ. Trải qua dòng chảy của thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, lớp bụi phủ lên các công trình này ngày càng dày. Thế nhưng chính sự đổ nát, hoang tàn của chúng lại làm nên một vẻ đẹp hấp dẫn không ít khách du lịch.
Từng là một trong những quan ải hùng tráng nhất ở Việt Nam, Hải Vân Quan ngày nay trở thành điểm đến hấp dẫn bậc nhất trên hành trình khám phá đèo Hải Vân.
Không hiếm những ngày chuyến tàu đi và về giữa ga Yên Viên (Hà Nội) và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh mà không có nổi một hành khách ngoài 5 nhân viên của tổ phụ trách.