Cận cảnh quá trình xây dựng tòa bê tông 7 tầng trên đèo Mã Pì Lèng

Thứ bảy, 05/10/2019, 09:41 AM

Khách sạn Mã Pì Lèng Panorama hay còn gọi với cái tên tòa bê tông 7 tầng "vô phép" án ngữ ở hông đèo Mã Pì Lèng (hay còn có tên gọi là Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đang bị cộng đồng mạng tẩy chay.

Khách sạn Mã Pì Lèng Panorama hay còn gọi với cái tên tòa bê tông 7 tầng
Khách sạn Mã Pì Lèng Panorama hay còn gọi với cái tên tòa bê tông 7 tầng "vô phép" án ngữ ở hông đèo Mã Pì Lèng thời điểm chưa hoàn thiện. (Ảnh: FB).

Câu chuyện về khách sạn Mã Pì Lèng Panorama hay còn gọi với cái tên tòa bê tông 7 tầng "vô phép" án ngữ ở hông đèo Mã Pì Lèng (hay còn có tên gọi là Mã Pí Lèng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Mã Pì Lèng (Hà Giang) vốn được mệnh danh "Đệ nhất hùng quan", một trong "tứ đại đỉnh đèo" của  vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Đèo là đoạn quốc lộ 4C dài khoảng 20 km nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Đỉnh đèo cao 2.000 m, là con đường hiểm trở nhất trên Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Một bên đèo là vách núi đá vôi hiểm trở, bên kia là vực sông Nho Quế. Đèo Mã Pì Lèng được công nhận là Danh thắng quốc gia năm 2009.

Nhiều người lo ngại sẽ có thêm nhiều tòa bê tông nữa xâm phạm đến danh thắng Mã Pì Lèng. (Ảnh: FB).
Nhiều người lo ngại sẽ có thêm nhiều tòa bê tông nữa xâm phạm đến danh thắng Mã Pì Lèng. (Ảnh: FB).

Trả lời báo chí, bà Mua Hồng Sinh - Phó chủ tịch huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho biết, nhà nghỉ Panorama ở danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng nằm trên hẻm vực Tu Sản, được xây dựng từ năm 2018 và đưa vào sử dụng đầu năm 2019.

Trong báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Hà Giang cho thấy: Công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama do bà Vũ Thị Ánh (người địa phương) làm chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa có Giấy phép xây dựng.

Về đất đai, bà Vũ Thị Ánh được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng năm, chưa phải đất thổ cư, đất xây dựng. Công trình chưa có Giấy phép xây dựng.

Quá trình xây dựng khách sạn Panorama sử dụng rất nhiều vật liệu bê tông. (Ảnh: FB).
Quá trình xây dựng khách sạn Panorama sử dụng rất nhiều vật liệu bê tông. (Ảnh: FB).

Được biết, chủ đầu tư công trình này đã tự thỏa thuận với dân để mua đất trồng cây lâu năm, sau đó xây dựng công trình mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

can-canh-qua-trinh-xay-dung-toa-be-tong-7-tang-tren-deo-ma-pi-leng
Những cọc bê tông cắm giữa thiên nhiên hùng vĩ. (Ảnh: FB).
Những cọc bê tông cắm giữa thiên nhiên hùng vĩ. (Ảnh: FB).
can-canh-qua-trinh-xay-dung-toa-be-tong-7-tang-tren-deo-ma-pi-leng
(Hình ảnh: FB).
(Hình ảnh: FB).
Khách sạn Mã Pì Lèng Panorama thời điểm đi vào hoạt động. (Ảnh: FB).
Khách sạn Mã Pì Lèng Panorama thời điểm đi vào hoạt động. (Ảnh: FB).
Công trình được ví như
Công trình được ví như "cái răng sâu" trên đèo Mã Pì Lèng. (Ảnh: FB).

Trên Facebook nhà báo Trần Đăng Tuấn (người từng gửi tâm thư kêu gọi Hà Nội bảo vệ cây xanh, và gắn bó với cuộc sống vùng cao bằng nhiều chương trình thiện nguyện) cũng tâm tư chia sẻ và kêu gọi cộng đồng cùng tẩy chay tòa nhà này để bảo vệ nơi được coi là "báu vật thiên nhiên" của Việt Nam.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn viết: "Bạn lên Mã Pì Lèng là để thấy nước mình có những nơi đẹp đến kỳ ảo.Nhưng nếu bạn vào dùng dịch vụ của quán - Hotel này, là bạn góp một phần để đẩy gần cái ngày sẽ không còn cảnh quan Mã Pì Lèng để thưởng ngoạn nữa. Vì một cái kiếm được tiền sẽ mọc lên những cái khác, rất nhanh thôi! Con cháu bạn sẽ thấy những cái răng sâu Bêtông lổn nhổn dọc bờ dốc hùng vĩ này..."

Dòng kêu gọi của nhà báo Trần Đăng Tuấn ngay lập tức nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng mạng với hàng nghìn lượt bình luận, hơn 13 nghìn lượt like và 5 nghìn lượt chia sẻ chỉ sau ít giờ đồng hồ.Hiện vụ việc đang được tỉnh Hà Giang, Bộ VHTT&DL làm rõ.