Cao tốc Bắc - Nam: Vốn Trung Quốc 'đổ bộ' mừng hay lo?

Thứ hai, 05/08/2019, 13:48 PM

Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào dự án đầu tư cơ sở hạ tầng là điều tốt tuy nhiên việc nguồn vốn Trung Quốc "đổ bộ" cao tốc Bắc - Nam lại đang có nhiều ý kiến băn khoăn.

cao-toc-bac-nam-von-trung-quoc-do-bo-mung-hay-lo
Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào dự án đầu tư cơ sở hạ tầng là điều tốt tuy nhiên việc nguồn vốn Trung Quốc "đổ bộ" cao tốc Bắc - Nam lại đang có nhiều ý kiến băn khoăn. Ảnh minh họa

Những thông tin liên quan tới dòng vốn Trung Quốc và sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại các dự án lớn tiếp tục gây chú ý tuần vừa qua. Đặc biệt tại dự án cao tốc Bắc - Nam.

Lo lắng này xuất phát từ việc hợp đồng EPC từ Trung Quốc có hàng loạt bất ổn làm méo mó dự án. Dù chỉ có 6 dự án nhiệt điện thực hiện theo diện tổng thầu nhưng giá trị hợp đồng EPC của Trung Quốc chiếm tới 69% tổng nguồn vốn xây dựng nhà máy nhiệt điện.

Trong quá trình xây dựng thực tế, tổng thầu EPC của Trung Quốc bộc lộ hàng loạt bất ổn. Gần 65% số dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ. Trong khi đó, nhà thầu Hàn Quốc không có dự án nào chậm tiến độ, của Nhật Bản chỉ 40% bị chậm tiến độ.

Với nhà máy thuỷ điện, việc chậm tiến độ do tổng thầu Trung Quốc rất phổ biến. Cả nước có 8 nhà máy thuỷ điện chậm tiến độ, trong đó có tới 5 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc triển khai.

Một trong những ví dụ điển hình của việc chậm tiến độ dự án do tổng thầu EPC Trung Quốc là Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ gần 5 năm so với dự kiến ban đầu. Đặc biệt, dự án này còn xảy ra hàng loạt sự cố.

Trả lời về lo lắng việc nhà đầu tư trong nước khó đáp ứng tiêu chuẩn đấu thầu cao tốc Bắc - Nam, thứ trưởng Bộ Giao thông và Vận tải Nguyễn Ngọc Đông và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời báo chí về các vấn đề liên quan đến đấu thầu tuyến đường cao tốc Bắc Nam và việc nhà đầu tư Trung Quốc áp đảo trong sơ tuyển đang gây lo ngại cho dư luận.

Thứ trưởng Đông khẳng định: Đây là dự án đối tác công tư (PPP), theo Luật Đấu thầu phải thực hiện đấu thầu quốc tế. “Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu trường hợp có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, cấp thẩm quyền quyết định. Chúng ta đang giai đoạn sơ tuyển, sau đó mới đánh giá sơ tuyển, mới chuyển sang bước đấu thầu, chính thức lựa chọn nhà thầu”.

cao-toc-bac-nam-von-trung-quoc-do-bo-mung-hay-lo
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết: Chính phủ rất quan tâm đến hồ sơ mời thầu tuyến đường cao tốc Bắc Nam.

Đây là tuyến đường rất quan trọng, có cả hồ sơ trong và ngoài nước, vì vậy tinh thần chỉ đạo chung của Thủ tướng là đấu thầu công khai quốc tế, minh bạch, không thất thoát, không tiêu cực, chọn nhà thầu có năng lực. Thủ tướng yêu cầu rà soát loại toàn bộ dự án để đảm bảo các tuyến đấu thầu có doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

Liên quan đến kiến nghị của cử tri Ninh Bình về nhà thầu Trung Quốc, Bộ GTVT cho hay, với các dự án giao thông lâu nay, việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu nước ngoài, đặc biệt là nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện với các dự án vốn vay nước ngoài. Trong đó, một số dự án nhà thầu Trung Quốc tham gia còn tồn tại, hạn chế. 

Bộ GTVT cho hay, với các công trình giao thông, nếu gói thầu sử dụng vốn trong nước sẽ không đấu thầu quốc tế, chỉ có nhà thầu trong nước tham gia. Còn việc đấu thầu quốc tế chọn nhà thầu thi công chỉ thực hiện với các dự án: Sử dụng vốn vay và nhà tài trợ vốn yêu cầu; các gói Việt Nam không sản xuất hoặc không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá cả...
 
Tuy vậy, Bộ GTVT thừa nhận, có một số dự án nhà thầu Trung Quốc tham gia còn tồn tại, vướng mắc về việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt đối với hợp đồng EPC (xây dựng - chuyển giao). Những tồn tại này một phần do pháp luật chưa quy định, hướng dẫn chưa đầy đủ. Đồng thời, đây là những dự án có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, lần đầu được thực hiện tại Việt Nam dẫn đến còn khó khăn, lúng túng khi giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh...
 
Do đó, bộ này cam kết với cử tri, sẽ tiếp tục rà soát, chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, khiếm khuyết nếu có. Đảm bảo lựa chọn nhà thầu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
 

Bộ, ngành quyết giữ 'đất vàng', xin dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế…

Đề nghị tạm dừng quy hoạch đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế; 9 bộ, ngành xây trụ sở mới, chỉ 1 bộ bàn giao lại 'đất vàng, Hà Nội họp khẩn vụ sổ đỏ chung cư… là những thông tin bất động sản đáng chú ý tuần qua.

 

Được chuyển mục đích sử dụng đất trong khu quy hoạch treo

Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Thường trực UBND TP về quyền của người sử dụng đất trong khu quy hoạch chưa có quyết định thu hồi đất và sử dụng đất được duyệt.

 

Chung cư Mường Thanh: Hà Nội rà soát để cấp sổ đỏ dự án chung cư vi phạm?

Người dân quan tâm đặt ra câu hỏi, Hà Nội rà soát các trường hợp dự án chung cư vi phạm nhằm mục đích để cấp mới hay để thu hồi sổ đỏ?.