Cập nhật tình hình mưa lũ miền Trung mới nhất ngày 16/10

Thứ sáu, 16/10/2020, 06:28 AM

Diễn biến mới nhất tình hình mưa lũ miền Trung, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy toàn bộ 13 thi thể là cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp tại Tiểu khu 67.

Mưa lũ miền Trung: Tìm thấy toàn bộ 13 thi thể đoàn cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp ở Trạm 67.

Mưa lũ miền Trung: Tìm thấy toàn bộ 13 thi thể đoàn cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp ở Trạm 67.

Mưa lũ miền Trung - đã tìm thấy toàn bộ 13 thi thể đoàn cán bộ, chiến sĩ bị vùi lấp

Đến tối 15/10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy toàn bộ 13 thi thể là các cán bộ, chiến sĩ bị núi lở vùi lấp tại Tiểu khu 67, Trạm Kiểm lâm sông Bồ, trong đoàn 21 người đi xác minh sự cố ở Rào Trăng 3.

Thông tin chính thức từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trên đường đi, đoàn nghỉ chân ở Trạm Quản lý, bảo vệ rừng 67 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) - nơi cách Thủy điện Rào Trăng 3 khoảng 10 km, và không may cũng bị núi lở vùi lấp, tử nạn.

Trong danh sách 13 cán bộ, chiến sĩ có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 và cả ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế)...

Số người chết vì mưa lũ miền Trung tăng lên từng ngày

Về thiệt hại do mưa lũ miền Trung gây ra: Tính đến 23h ngày 14/10, đã có 40 người chết (chưa tính các nạn nhân do sạt lở thủy điện Rào Trăng 3), bao gồm 34 người bị lũ cuốn, 3 thuyền viên gặp nạn trên biển và 3 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ. Vẫn còn 8 người mất tích, 15 người bị thương do mưa lũ lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Các tỉnh thiệt hại nặng về người là Quảng Trị (12 người chết), Quảng Nam (9 người chế) và Thừa Thiên-Huế (8 người chết).

Đợt mưa lũ đã khiến cho gần 600 ngôi nhà bị đổ sập, ngập hơn 135.000 ngôi nhà; hơn 6.000ha lúa và hoa màu bị ngập, vùi lấp; gần 4.000ha thủy sản bị thiệt hại.

Mưa lũ cũng khiến 137 điểm quốc lộ, gần 15km đường giao thông bị sạt lở, hư lỏng, tuyến đường sắt Hà Nội - Đông Hà bị chia cắt đến ngày 14/10 mới thông tuyến.

Đáng chú ý là sau hơn 1 tuần, từ ngày 6/10 đến nay, lũ lớn xảy ra trên 14 tuyến sông chính của khu vực miền Trung, trong đó 10 tuyến sông ở mức báo động 3 đến trên báo động 3 tại 5 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Đặc biệt lũ trên sông Bồ (Thừa Thiên-Huế) và sông Hiếu, sông Ô Lâu (Quảng Trị) trong các ngày 8 - 10/10 đã vượt mực nước lũ lịch sử.

Miền Trung tiếp tục đón bão

Trong khi hậu quả của trận mưa lũ miền Trung lịch sử chưa đi qua thì khu vực này lại đang được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng của cơn bão số 7 và áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 8 tiếp đây.

Dự kiến, tình hình mưa bão tại các tỉnh miền Trung sẽ tiếp tục có chuyển biến xấu do bão số 7 và hoàn lưu bão gây mưa lớn tạo thành tổ hợp thiên tai nghiêm trọng. Các đợt mưa lớn sẽ tiếp tục diễn ra từ ngày 15/10 đến ngày 19/10.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 8 hướng vào đất liền. (Ảnh: TTDBKTTVTW).

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 8 hướng vào đất liền. (Ảnh: TTDBKTTVTW).

Mới nhất, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng nay (15/10), áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào khu vực giữa Biển Đông.

Hồi 7 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 650km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 7 giờ ngày 16/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 360km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão, cơn bão số 8 trong năm 2020.

Đến 7 giờ ngày 17/10, bão số 8 cách đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km.

Trên đất liền, hiện nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, sau suy yếu thành vùng áp thấp nên ở khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa từ 1h ngày 14/10 đến 1h ngày 15/10 phổ biến 100-200mm, có nơi lớn hơn như: Tà Xi Láng (Yên Bái) 275mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 233mm, Làng Nhì (Yên bái) 224mm,...

Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với gió đông nam trên cao hoạt động mạnh nên từ nay đến sáng mai (16/10) ở khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến khoảng 100-200mm, có nơi trên 250mm; Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 40-70mm.

Bài liên quan