Chậm chuyến bay ‘căn bệnh’ kinh niên của hàng không Việt

Thứ tư, 13/03/2019, 14:38 PM

Thống kê trong tháng 02/2019 (Giai đoạn từ 19/01/2019 - 18/02/2019) cả nước có 4.984 chuyến bay bị chậm trong tổng số 24.379 chuyến bay một con số kỷ lục.

page
Thống kê trong tháng 02/2019 (Giai đoạn từ 19/01/2019 - 18/02/2019) cả nước có 4.984 chuyến bay bị chậm trong tổng số 24.379 chuyến bay một con số kỷ lục. Ảnh minh họa

Báo cáo mới đây của Cục Hàng không Việt Nam về tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không phản ánh một thực tế, tỷ lệ chậm chuyến bay của Việt Nam tăng dần với sự gia tăng số chuyến bay, sự phát triển các hãng hàng không.

Cụ thể, từ ngày 19/1/2019 đến ngày 18/2/2019, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco và Bamboo Airways khai thác tổng cộng 29.363 chuyến, tăng 22,8% so với cùng kỳ.

Trong số này có 24.379 chuyến bay đúng giờ (OTP), đạt 83%.

Về chậm, hủy chuyến trong thời gian này, các hãng hàng không có 4.984 chuyến bị chậm, tăng 17% so với cùng kỳ. Dẫn đầu tỷ lệ chậm chuyến là Vietjet Air với 2.677 chuyến trong tổng số 12.442 chuyến bay mà hãng khai thác.

Cùng với đó, Vietnam Airlines có 1.343 chuyến bay chậm trong tổng số 12.063 chuyến bay, tăng 0,6% so với cùng kỳ; Jetstar Pacific có 838 chuyến bay chậm, tăng 1,1% so với cùng kỳ; Bamboo Airways có 28 chuyến bay chậm.

Ở đây người viết không so sánh tỷ lệ chậm chuyến các hãng hàng không, đưa ra con số trên đế tìm lời giải vì sao tỷ lệ chậm chuyến bay lại lớn như vậy?.

Trong 6 lý do khiến chuyến bay bị chậm, Cục Hàng không Việt Nam thống kê thì nguyên nhân khiến chuyến bay bị chậm chủ yếu do tàu bay về muộn; Trang thiết bị và dịch vụ tại Cảng và do quản lý điều hành bay.

Nguyên nhân tổng hòa của việc chậm chuyến theo các chuyên gia do hạ tầng hàng không đang phát triển chậm hơn sự gia tăng của ngành này.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 có sự tăng trưởng ổn định, theo đó, sản lượng hành khách thông qua ước đạt 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa, tăng 7,7% so với năm 2017.

Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 50 triệu hành khách, tăng 14% và gần 400.000 tấn hàng hóa, tăng 26% so với năm 2017.

Về thị trường hàng không Việt Nam hiện có sự tham gia khai thác của 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ và 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và Vasco.

Tại thị trường quốc tế, 68 hãng hàng không nước ngoài và 3 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng và 28 quốc gia/vùng lãnh thổ.

Đối với thị trường nội địa, 4 hãng hàng không Việt Nam hiện đang khai thác 48 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục-nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc.

Năm 2019, cùng với sự gia tăng số lượng tàu bay, đường bay chuyến bay các hãng, thị trường hàng không Việt Nam có thêm sự xuất hiện của Bamboo Airways với tham vọng chiếm lĩnh thị phần lớn.

Theo phân tích, vấn đề chậm chuyến bay sẽ bị tác động mang tính dây truyền nếu một chuyến bay của hãng hàng không bị chậm, đặc biệt với hàng hàng không có tỷ lệ khai thác tàu bay cao do ít tàu bay.

 Năm 2018, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện gần 300 nghìn chuyến bay tăng 9% so với năm 2017, trong đó, số lượng chuyến bay đúng giờ chiếm 86,6%, chậm chuyến chiếm 13,4% và hủy chuyến chiếm 0,3%.

Tỷ lệ chậm chuyến thấp nhất là VASCO với 3,4% chuyến bay bị chậm, tiếp đến là Vietnam Airlines (VN) với tỷ lệ chậm 10,8%, Vietjet Air (VJ) chậm 15,8% và Jetstar Pacific Airlines (BL) là 18,5%. Số liệu này được tính trong toàn mạng đường bay khai thác của các hãng hàng không, bao gồm cả mạng nội địa (cả 4 hãng) và quốc tế (VN, VJ và BL).

 

Khánh thành nhà máy Number One Hậu Giang câu chuyện của người trong cuộc

Màu đỏ biểu tượng của cảm xúc, nhiệt huyết và tình yêu ngập tràn nhà máy Number One Hậu Giang trước giờ khánh thành.

 

Charmvit Tower bị ‘tố’ cắt điện, nước nhân viên văn phòng quây kín phản đối Lee Dae Bong Charmvit

Chia sẻ với chúng tôi anh N.H. cho biết, tòa nhà Charmvit - Charmvit Tower cắt điện, nước dẫn đến bức xúc, nhân viên văn phòng tập chung phản đối.

 

Giá điện Việt Nam ở top thấp nhất thế giới

Giá điện bình quân của các nước trên thế giới năm 2018 là 0,14 USD/kWh, trong khi giá điện Việt Nam chỉ bằng một nửa tức 0,07 USD/kWh, top thấp nhất thế giới.