Chân dung doanh nhân Nguyễn Đăng Quang: Tỷ phú nước mắm, mỳ tôm

Thứ ba, 12/03/2019, 14:16 PM

Ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Tập đoàn Masan) được xếp hạng là tỷ phú USD của thế giới, Masan thành công từ sản phẩm nước mắm và mỳ tôm.

chan-dung-doanh-nhan-nguyen-dang-quang-ty-phu-nuoc-mam-my-tom
Ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Tập đoàn Masan) được xếp hạng là tỷ phú USD của thế giới, Masan thành công và phát triển nhờ nước mắm và mỳ tôm. 

Tạp chí Forbes tối 5/3 công bố danh sách tỷ phú USD 2019, ghi danh ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Tập đoàn Masan) là tỷ phú USD Việt mới với tài sản đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1717 thế giới.

Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) từng kinh doanh hàng tiêu dùng tại Đông Âu, trước khi về nước thành lập Tập đoàn Masan và sau đó đầu tư vào Techcombank. Ông Quang là tỷ phú tự thân, có 3 con.

Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.

Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)…

Ông Nguyên Đăng Quang là doanh nhân thành công nhưng ít ai biết ông xuất thân là tiến sỹ vật lý hạt nhân. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Về Việt Nam, ông Quang thành công hơn với việc xây dựng được một chế hàng tiêu dùng nhanh với nhiều sản phẩm từ mì gói, tương ớt, nước tương, nước mắm.

Trong đó nước mắm được coi là thành công nhất, Unilever với sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Knorr Phú Quốc là đơn vị đầu tiên định hình sản xuất và kinh doanh nước mắm theo hướng công nghiệp.

Unilever đã xây dựng một nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm đặt tại Phú Quốc. Toàn bộ quy trình sản xuất nước mắm theo đúng phương pháp truyền thống và sử dụng 100% nguyên liệu tại chỗ với sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thức phẩm.

chan-dung-doanh-nhan-nguyen-dang-quang-ty-phu-nuoc-mam-my-tom
Masan thành công và phát triển từ nước mắm và mỳ tôm. Ảnh minh họa

Unilever đã nắm bắt đúng xu hướng của người tiêu dùng muốn có một sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, an toàn và được hỗ trợ từ thương hiệu uy tín. Nhưng Unilever lại định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp và có mức giá không rẻ. Do đó, sự có mặt của Unilever chưa đủ tạo sóng cho thị trường nước mắm, cho đến khi Masan bước chân vào cuộc chơi.

Đi sau Unilever nhưng Masan thành công do hiểu rất rõ xu hướng tiêu dùng. Các khách hàng trẻ thích ăn nước mắm, nhưng lại không quan tâm nhiều đến độ đạm như thế hệ trước mà chỉ cần một loại nước chấm tiện dụng, pha sẵn, dễ ăn. Chính thói quen tiêu dùng mới này tạo ra sự sôi động cho thị trường nước mắm.

Việc thay đổi “gu” của người tiêu dùng đã hỗ trợ Masan đi đến một chiến lược cực kỳ quan trọng, đó là hạ giá thành không chỉ với sản phẩm Knorr Phú Quốc mà còn với nước mắm truyền thống. Chiến lược cạnh tranh về giá của Masan đã bỏ rơi các đối thủ ở đằng sau.

Với dòng sản phẩm nước mắm Nam Ngư, Masan đã dần chiếm thị phần, năm 2012, thị phần nước mắm của Masan là 80% thì đến năm 2015 - 2016, thị phần nước mắm của Masan giảm xuống còn 65%.

Tương tự nước mắm, gia nhập thị trường sau nhưng Masan Consumer được xem là "ngôi sao đang lên" khi liên tục tăng trưởng thị phần ngành hàng mì ăn liền.Với kinh nghiệm từ thời gian dài trước đó sản xuất nước chấm và mỳ ăn liền phục vụ thị trường Đông Âu, năm 2007, Masan ra mắt mỳ Omachi với định hướng sản phẩm cao cấp.

Cùng với việc mở rộng thị phần, Masan đã cho ra mắt thêm nhãn hàng mỳ Kokomi, Sagami thuộc phân khúc bình dân. Đến nay Masan là ông lớn đứng 2 trong thị trường mỳ ăn liền, chỉ sau Acecook.

Trong năm 2018, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận doanh thu hơn 38 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 6,2 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm liền trước. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) đạt gần 4.600 đồng/cp. Tổng tài sản đạt hơn gần 65 ngàn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu hơn 34 ngàn tỷ đồng.

Cũng trong 2018, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận lợi nhuận sau thế đạt mức kỷ lục hơn 5,6 ngàn tỷ đồng. Masan Consumer Holdings (MCH) là doanh nghiệp thuộc Masan có tăng trưởng mạnh nhất.

Hệ sinh thái Masan Group bao gồm một loạt các doanh nghiệp tên tuổi hoạt động trên nhiều lĩnh vực chủ chốt như: thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings), thức ăn chăn nuôi - chế biến thịt (Masan Nutri-Science) và khoáng sản (Masan Resources với nòng cốt là mỏ Núi Pháo).

 

Tạm dừng công bố tiêu chuẩn sản xuất nước mắm

Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, lãnh đạo Bộ Khoa học công nghệ đã đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tạm dừng thủ tục công bố tiêu chuẩn nước mắm.

 

Máy bay Boeing 737 Max liên tục gặp nạn: Các hãng hàng không liệu có 'hủy' đơn hàng?

Cả Vietjet, Vietnam Airlines và Bamboo Airways đều đặt mua máy bay Boeing 737 Max nhưng việc Boeing 737 Max liên tục gặp nạn liệu các hãng có 'hủy' đơn hàng?

 

Cập nhật thông tin vụ nước mắm truyền thống 'kêu cứu' Chính phủ

Dự thảo tiêu chuẩn nước mắm được cho cổ súy cho sự phát triển nước mắm pha chế, nước mắm công nghiệp, gây khó khăn cho nước mắm truyền thống.