Hà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á

Thứ tư, 13/03/2019, 18:36 PM

Theo chia sẻ của GreenID, thông tin từ thiết bị đo chất lượng không khí tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho thấy có tới 88 ngày trong năm chất lượng không khí vượt quy chuẩn.

chat-luong-khong-khi-ha-noi-bi-cho-la-nguy-hai
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink phát biểu tại Tọa đàm về Chất lượng Không khí. (Ảnh Chí Hiếu)

Chiều 13/3, Đại sứ Daniel J. Kritenbrink đã tham dự buổi Tọa đàm về Chất lượng Không khí tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trong buổi toạ đàm Đại sứ chia sẻ, chất lượng không khí là mối quan tâm ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam, chất lượng không khí đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Ô nhiễm không khí là 1 trong những mối đe doạ nghiệm trọng, gây ra nhiều trường hợp tử vong trước tuổi ở Việt Nam.

Vị Đại sứ Hoa Kỳ đưa ra ví dụ, "tại Bắc Kinh (Trung Quốc) là một trong những quốc gia có những vấn đề về ô nhiễm không khí cao. Còn tại Hà Nội một người bạn của tôi băn khoăn khi năm 2017 mức độ ô nhiễm không khí cao gấp 4 lần mức cho phép trên thế giới".

Chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tại Hoa Kỳ, chúng tôi có khuyến nghị Chính phủ đưa ra những chính sách; Hoa Kỳ có hướng dẫn về giảm phát thải khí nhà kính, bỏ đi các nhà máy phát điện than, ngài Daniel J. Kritenbrink chia sẻ thêm.

chat-luong-khong-khi-ha-noi-bi-cho-la-nguy-hai
Bà Nguỵ Thị Khanh (Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh- GreenID). (Ảnh Chí Hiếu)

Cũng trong buổi toạ đàm bà Nguỵ Thị Khanh (Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển Sáng tạo xanh- GreenID) chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng nguồn đo từ đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cùng với đó chúng tôi triển khai lấy thông tin ở nhiều trạm đo khác của các tổ chức và cá nhân trên nhiều địa bàn.

Nồng độ bụi PM 2.5 (bụi mịn) vẫn ở mức độ không an toàn, tại trạm đo tại Đại sứ quán Mỹ, chúng tôi thấy có tới 88 ngày là vượt quy chuẩn quốc gia Việt Nam, những khu vực khác khá tương đồng, duy chỉ có tại Đống Đa, Hai Bà Trưng có nồng độ bụi mịn thấp hơn ở nơi khác”.

GreenID cũng tiến hành lấy thông tin từ 9 trạm đo tại Hà Nội việc nồng độ trung bình PM 2.5 luôn ở mức trên ngưỡng 30. Theo báo cáo Trung tâm quan chắc Môi trường Quốc gia, bụi PM 2.5 luôn ô nhiễm cao nhất trong không khí, điều này diễn ra ở nhiều trạm đo thể hiện chất lượng không khí đang ở mức xấu. Đặc biệt tại các trạm đo ở gần đường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, mức đó còn tăng cao khi đến giờ cao điểm.

Theo thu thập về chất lượng không khí tại Hà Nội mà thiết bị đo tại Đại sứ Quán Mỹ thu được trung bình năm 2018 luôn ở chỉ số 102 và nồng độ bụi PM 2.5 ở mức 40,7.

toan-canh-2-con-duong-du-kien-cam-xe-may-dau-tien-tai-o-ha-noi
Không khí ô nhiễm do khí thải phương tiện khiến chất lượng sống bị ảnh hưởng không nhỏ. (Ảnh Chí Hiếu)

Qua quá trình quan sát chất lượng không khí tại Hà Nội, Giám đốc điều hành Trung tâm GreenID cho rằng chất lượng không khí đang dần được cải thiện. "Chúng tôi có kết quả so sánh trong 3 năm tại Hà Nội, năm 2018 chất lượng không khí đã được cải thiện hơn so với năm 2016. Nhưng theo quy chuẩn của Việt Nam vẫn có những quy chuẩn cao hơn gấp đôi nên vẫn phải có rất nhiều việc phải làm".

Vừa qua tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Jakarta và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Khi chất lượng không khí của Bắc Kinh đang ngày càng tốt hơn, Jakarta có nguy cơ sớm vượt qua thủ đô vốn nổi tiếng về ô nhiễm của Trung Quốc.

Theo thang đánh giá, chỉ số chất lượng không khí – AQI (Air Quality Index) biểu thị từ 101 đến 200 là chất lượng không khí kém, không tốt cho sức khỏe đối với các nhóm nhạy cảm như bệnh nhân về hô hấp, tim mạch. 

Chỉ số AQI từ 201-300 tương đương mức xấu, những người mắc bệnh về tim, hô hấp nên ở trong nhà, những người khỏe mạnh cũng nên tránh ra ngoài.

AQI hơn 300 thì chất lượng ở mức nguy hại. Ở mức này, mọi người được khuyến cáo nên ở trong nhà. 

Bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí.

Bụi PM2.5 có khả năng len sâu vào phổi và đi trực tiếp vào máu có khả năng gây ra hàng loạt bệnh về ung thư, hô hấp.  Nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời thường tăng khi không khí bị tù đọng (rất ít gió và không khí ít được hòa trộn), khi khói bụi không được gió thổi đi, hoặc khi gió đưa không khí ô nhiễm từ nơi khác tới.

Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.

 

Tin không khí lạnh mới nhất 10/3 và dự báo thời tiết 10 ngày tới

Bản tin dự báo thời tiết 10 ngày tới cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh, Hà Nội trong 2-3 ngày tới nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét.

 

Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự tại Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ và Trợ lý Phó Thủ tướng.

 

Quảng Trị: Đặt mục tiêu đến năm 2020 xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Ngày 29/11, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để đến năm 2020 hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.