Châu Âu tìm kiếm thỏa thuận năng lượng 'càng sớm càng tốt' với Mỹ

Thứ hai, 17/04/2023, 06:35 AM

Vào hôm 14/4, tại thủ đô Washington của Mỹ, ông Valdis Dombrovskis - Ủy viên thương mại châu Âu, cho biết Liên minh châu Âu (EU) muốn đạt được một thỏa thuận “càng sớm càng tốt” với Mỹ về những khoáng sản quan trọng và cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng. Ông khẳng định, đây là vì lợi ích đôi bên.

Sau cuộc gặp với Đại sứ Mỹ phụ trách thương mại Katherine Tai, ông Dombrovskis nhắc lại sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận để 'giải quyết các yếu tố phân biệt đối xử' hiện có

Sau cuộc gặp với Đại sứ Mỹ phụ trách thương mại Katherine Tai, ông Dombrovskis nhắc lại sự cần thiết phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận để "giải quyết các yếu tố phân biệt đối xử" hiện có

Sau cuộc gặp với bà Katherine Tai - Đại diện Thương mại Mỹ, ông Dombrovskis đã nhắc lại tính cần thiết của việc nhanh chóng đạt được thỏa thuận nhằm “giải quyết tình trạng phân biệt đối xử” gây ra bởi Đạo luật Giảm phát (IRA) của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Vị ủy viên châu Âu nhấn mạnh: “Mỹ đã ký một thỏa thuận như vậy với Nhật Bản. Điều này chứng tỏ, chúng tôi có thể tìm thấy tiếng nói chung”.

Theo đó, vào cuối tháng 3/2023, Nhật Bản và Mỹ đã ký một thỏa thuận về vấn đề “chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng và pin cho xe điện”. Nội dung thỏa thuận cho thấy, chính sách cho vay tín dụng 7.500 USD khi mua xe điện cũng sẽ được áp dụng với những phương tiện của Nhật Bản. Chính sách trợ giá là một trong những điều khoản tiêu biểu của IRA.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, thỏa thuận này sẽ hoàn tất ký kết vào cuối tháng 4. Nhờ đây, nhiều quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại Tự do với Mỹ sẽ có thêm khả năng tiếp cận những khoản tín dụng thuế này, “áp dụng cho những danh mục được đàm phán gần đây, tức những khoáng sản quan trọng”.

Đây chính là lý do tại sao EU hy vọng sẽ nhanh chóng đạt được một thỏa thuận tương tự.

Khối châu Âu đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về chính sách tín dụng thuế của IRA đối với lĩnh vực xe điện, cũng như đối với tuabin gió và tấm pin mặt trời. EU lo sợ rằng chính sách sẽ khiến giới doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào Mỹ thay vì châu Âu.

Vào hôm 12/4, bà Chrystia Freeland - Bộ trưởng Tài chính Canada, cũng đã bày tỏ vài phần lo lắng với IRA và ảnh hưởng của Đạo luật lên những đất nước có quan hệ kinh tế với Mỹ. Đáng chú ý, Canada đã ký hiệp ước thương mại tự do USMCA với Mỹ và Mexico.

Phát biểu tại dịp họp mặt mùa xuân của IMF ở Washington, bà Freeland thừa nhận, mục tiêu của IRA là thúc đẩy quá trình chuyển dịch của nền kinh tế Mỹ, nhưng bà lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc “đua trợ cấp”. Bà nói: “Rủi ro nằm ở chỗ, Đạo luật sẽ kéo chúng ta xuống đáy biển”, bằng cách thúc đẩy những quốc gia khác đua nhau giảm thuế nhiều hơn nữa.

Mặt khác, vào hôm 13/4, bà Tai lại khẳng định IRA sẽ củng cố mối quan hệ đối tác thương mại với Canada - “quốc gia đóng vai trò thiết yếu đối với chúng tôi”.