Thứ tư, 29/11/2017, 21:50 PM
  • Click để copy

Choáng với 'nền kinh tế gấu trúc' của Trung Quốc

Những vườn thú trên thế giới mỗi năm chi trả hàng triệu USD để “thuê” gấu trúc, đặc biệt là từ Trung Quốc. Giá trị của "nền kinh tế gấu trúc" Trung Quốc mạnh đến đâu?

gau-truc-2-1505392334260
Ảnh minh họa

Gấu trúc là một loài động vật dễ thương, thích âu yếm và là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của Trung Quốc. Chúng cũng là loài nằm trong danh sách động vật hoang dã cần bảo tồn trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò là ngôi sao trong video quảng cáo và trong vườn thú, gấu trúc Trung Quốc còn là công cụ ngoại giao mà nước này sử dụng như vật thương lượng và là phần thưởng cho những cuộc giao dịch thương mại lợi nhuận lớn.

Ngày nay, các vườn thú trên khắp thế giới thuê gấu trúc từ Trung Quốc và chúng thường được đính kèm với một tấm thẻ giá triệu đô la. Chương trình truyền hình 101 East đặt ra câu hỏi, liệu một con gấu trúc có giá thực tế là bao nhiêu?

Giá trị của “nền kinh tế" gấu trúc Trung Quốc ra sao?

a1
Ảnh minh họa

"Số lượng loài gấu trúc khổng lồ hoang dã là 1,864 con, tăng 16.8% từ năm 2003. Có 67 khu bảo tồn đã được thành lập, là nhà của 1246 con gấu trúc – khoảng 2/3 tổng số gấu trúc hoang dã. Số lượng gấu trúc khổng lồ hoang dã đã tăng 268 con trong thập kỷ vừa qua.

Loài này đã thoát khỏi danh sách loài Dễ bị tổn thương và lên danh sách loài Dễ bị tổn thương sau 26 năm. Những con gấu trúc xuất hiện trên trái đất lần đầu tiên là vào khoảng 2-3 triệu năm trước

Hơn 460 con gấu trúc khổng lồ trên toàn cầu đã bị bắt giữ. Một số chuyên gia về động vật hoang dã chỉ trích việc thay vì bảo vệ động vật hoang dã đang sống tại đất nước của họ thì các nước lại chi số tiền lớn để thuê gấu trúc".

a2
Ảnh minh họa

"Gấu trúc được cho thuê theo cặp trong vòng 10 năm, với mức chi phí hàng năm khoảng 1 triệu đô la. Một khoản phí bảo tồn lên tới 400.000 USD (hơn 9 tỷ đồng) sẽ được trả cho Trung Quốc nếu một con gấu trúc khổng lồ cho thuê đó sinh được một gấu trúc con sau 12 tháng

Gấu trúc con được sở hữu bởi Trung Quốc và khi tròn 2 tuổi, chúng sẽ được đem đi. Một con gấu trúc ăn khoảng 11-16 kg trúc mỗi ngày. Rất nhiều trong số những con gấu trúc ấy có nhiệm vụ sinh sản, nhằm đưa gấu trúc khổng lồ về lại với môi trường sống tự nhiên của chúng".

Chi phí cho thuê gấu trúc tại các vườn thú trên thế giới

- Vườn thú Toronto, Canada: 2.5 triệu USD/năm (hơn 56 tỷ đồng)

- Vườn thú Negara, Malaysia: 2.25 triệu USD/năm

- Vườn thú Atlanta, Mỹ: 1.15 triệu USD/năm cho 2 gấu trúc (hơn 51 tỷ đồng). 800.000 USD (hơn 18 tỷ đồng) cho việc hạ sinh 2 gấu trúc con sinh đôi.

- Vườn thú San Diego, Mỹ: Tổng cộng 45.8 triệu USD (hơn 1040 tỷ đồng), kể từ năm 1996.

- Vườn thú Berlin, Đức: “Thiên đường Gấu trúc” mới của Berlin, 14 tháng để xây dựng, giá 9,637,335 USD (gần 219 tỷ đồng).

- Vườn thú Edinburgh, Scotland: 1.6 triệu USD/năm (hơn 36 tỷ đồng)

- Vườn thú Adelaide, Úc: Vườn thú đã vay 5.18 triệu USD (hơn 117 tỷ đồng) để trang trải cho 2 con gấu trúc, phải trả trong vòng 10 năm tới.

Không chỉ có dân cư, gấu trúc Trung Quốc cũng có mặt ở mọi nơi trên thế giới

a3
Những con gấu trúc dễ thương đang sinh sống tại nhiều nơi trên thế giới

Những con gấu trúc Trung Quốc được chuyển từ nước này sang các vườn thú trong cộng đồng quốc tế. Kể từ năm 1941, 64 con gấu trúc đã được gửi đi, làm “đại sứ” ở các nước: Mỹ, Mexico, Canada, Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Liên Xô cũ (vào năm 1957, 1959), Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Úc.

a4
Bánh kem cho chú gấu trúc khổng lồ có tên Ying Yin.

Ocean Park, Hồng Kông (Công viên Đại dương) là nhà của một con gấu trúc Trung Quốc cái là Ying Yin và 2 con đực là An An và Le Le. Ocean Park còn cho được đặc trưng với kiểu Thám hiểm Gấu trúc Khổng lồ, bao gồm cả gấu trúc đỏ và gấu trúc khổng lồ được thả trong những khu rào lớn, nhằm mục đích xây dựng.

Vườn thú Bắc Kinh, tại Bắc Kinh, Trung Quốc là nhà của một số những con gấu trúc Trung Quốc khổng lồ. Chú gấu trúc nổi tiếng nhất là Gu Gu, nhân vật nổi danh thế giới sau khi tấn công các du khách tại sở thú khi họ 3 lần khác nhau, xâm phạm vào khu rào của chú gấu trúc.

a5
Chú gấu trúc dễ thương tại Bích Phong Hiệp, Trung Quốc

Cơ sở Gấu trúc Bích Phong Hiệp, Nhã An, Tứ Xuyên, Trung Quốc: Trung tâm nhân giống gấu trúc Trung Quốc khổng lồ Bifengxia khai trương năm 2004, là nơi nuôi giữ gấu trúc từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Gấu trúc cái là Mei Sheng, Hua Mei, Su Lin, Zhen Zhen và con đực, Tai Shan, đều được sinh tại Mỹ và hiện đang ở cùng với Fu Long, chú gấu trúc được sinh ra tại Úc.

Cơ sở nghiên cứu Gấu trúc Thành Đô, Trung Quốc được thành lập năm 1987 và thực hiện nghiên cứu giống có giá trị về gấu trúc khổng lồ, cũng như các động vật khác. Trung tâm cũng tập trung vào giáo dục và bảo tồn, với khoảng 83 gấu trúc đến hiện tại. Thành Đô là nhà của những con gấu trúc đực như Xiong Bang, sinh tại Nhật Bản và con cái là Mei Lan, sinh tại Mỹ.

a6
Khu Bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Wolong, Trung Quốc

Khu Bảo tồn Tự nhiên Quốc gia Wolong, Sichuan, Trung Quốc sở hữu khoảng 150 con gấu trúc khổng lồ quý hiếm, được thành lập năm 1963, tất cả các loài được sống trong một môi trường sống tự nhiên rộng 200.000 hecta của khu vực núi Qionglai. Vào năm 1980, Trung tâm này được thành lập tại Wolong như một sáng kiến giữa Quỹ động vật Hoang dã Thế giới và Chính phủ Trung Quốc. Chương trình nghiên cứu giống đã rất thành công, với ít nhất 66 con gấu trúc Trung Quốc được sinh ra tại đây. Có khoảng 100.000 người tới thăm Wolong mỗi năm.

Sông Safari, Singapore là nhà của gấu trúc đực Kai Kai và con cái Jia Jia. Những con gấu trúc này đang trong giai đoạn 10 năm trả tiền vay từ Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã Trung Quốc.

Vườn thú Taipei, Đài Loan là vườn thú lớn nhất tại châu Á, là nhà của 2 gấu trúc Tuan Tuan và Yuan Yuan. Tên của cặp đôi con đực và cái này có nghĩa là “Sum họp”. Cặp gấu trúc Trung Quốc này đã sinh ra một gấu trúc con có tên là Yuan Zai vào ngày 6 tháng 7 năm 2013.

Vườn thú Chiangmai, Thái Lan mở cửa vào năm 1977, sở hữu hai gấu trúc, một con đực là Chuang Chuang và một con cái là Lin Hui. Đứa con của chúng là Lin Bing đã trở về Trung Quốc.

Adventure World, Shirahama, Wakayama, Nhật Bản là nhà của một gia đình gấu trúc lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Gia đình này gồm có một cặp gấu trúc cái song sinh Ouhin và Touhin, sinh ngày 2 tháng 12 năm 2014 và Yuihin, một bé gấu trúc cái sinh vào tháng 9 năm 2016.

a7
Vườn thú Adelaide

Vườn thú Adelaide, Adelaide, Úc sở hữu những con gấu trúc Trung Quốc khổng lồ duy nhất sống ở Nam Bán cầu. Nơi này đã chào đón con gấu trúc đực là Wang Wang và một con gấu trúc cái, Funi, vào tháng 11 năm 2009. Cặp đôi này đang nằm trong thời hạn hợp đồng vay 10 năm.

Vườn Quốc gia, DC, Mỹ là nhà của gấu trúc cái, Mei Xiang và con đực, Tian Tian. Cặp gấu trúc này sống tại Giant Panda Habitat (Khu sinh sống tự nhiên của loài gấu trúc khổng lồ) và đang trong hạn vay tới năm 2020. Mei Xiang và Tian Tian có một gấu trúc Trung Quốc con là Bao Bao, đã rời sở thú đến Trung Quốc vào ngày 21 tháng 2 năm 2017. Một gấu trúc con khác là Bei Bei vẫn đang sống tại đây.

Vườn thú San Diego, California, Mỹ là nhà của gấu trúc cái Bai Yun, con đực Gao Gao, và một cô gấu trúc con, Xiao Liwu, sinh vào tháng 7 năm 2012.

Vườn thú Atlanta, Mỹ có khoảng con gấu trúc khổng lồ, bao gồm con cái Lun Lun, con đực là Yang Yang, Xi Lun và Ya Lun, sinh vào tháng 11 năm 2010.

Vườn thú Memphis, Tennessee, Mỹ có 2 con gấu trúc khổng lồ: con đực Ya Ya và con cái Le Le, sống tại không gian ba mẫu với khoảng 3500 con vật khác đến từ khắp thế giới.

Vườn thú Toronto và vườn thú Calgary, Canada đã cùng nhận chung hai con gấu trúc là Er Shun, con đực và Ji Li, con cái. Cặp đôi này đã cùng chia nhau 10 năm đồng đều tại sở thú Toronto và Calgary (từ năm 2012). Cặp gấu trúc song sinh Jia Panpan, con đực và Jia Yueyue, con cái, được sinh ra tại vườn thú Toronto năm 2015.

Vườn thú Chapultepec, Thành phố Mexico, Mexico là nhà của 2 gấu trúc cái khổng lồ Shuan Shuan và Xin Xin.

Vườn thú Edinburgh, Scotland, Anh: Những con gấu trúc khổng lồ trở về nước Anh vào tháng 12 năm 2012 với một cặp hiện đang sinh sống tại Scotland. Con cái là Tian Tian và con đực là Yang Guang, cái tên có nghĩa là “ngọt ngào” và “ánh sáng mặt trời”, lần lượt đã tham gia vào chương trình nhân giống toàn cầu. Đây là lần đầu tiên những con gấu trúc từng sống tại Anh, kể từ khi một con cái đơn độc phải đưa trở về Trung Quốc từ sở thú London năm 1994.

a8
Vườn thú Madrid

Vườn thú Madrid và Aquarium, Madrid, Tây Ban Nha: Một trong số 4 nơi duy nhất tại châu Âu để ngắm gấu trúc khổng lồ là thành phố Madrid. Gấu trúc cái Hua Zui Ba và con đực Bing Xing cư trú tại đây và đã sinh nở thành công cặp gấu trúc con song sinh vào tháng 9 năm 2010 và chúng đã được chuyển về Trung Quốc. Bé gấu trúc đực là Xing Bao, được sinh ra tại vườn thú vào năm 2013, còn Chulina, bé gấu trúc cái, được sinh vào tháng 8 năm 2016.

a9
Vườn thú Tiergarten Schoenbrunn

Vườn thú Tiergarten Schoenbrunn, Vienna, Úc: Sở thú tại Vienna này là nhà của một gấu trúc cái trưởng thành Yang Yang và một cặp gấu trúc con song sinh, Fu Feng và Fu Ban. Ngoài cặp song sinh này, Yang Yang cũng đã sinh thêm 3 gấu trúc con khác, hiện tất cả đều đang ở Trung Quốc.

ZooParc de Beauval, Saint- Aignan, Loir-et-cher, Pháp: Vườn thú của nước Pháp này đã tiếp nhận một con gấu trúc cái là Huan Huan và một con đực, Yuan Zi vào tháng 1 năm 2012.

Vườn thú Negara, Kuala Lumpur, Malaysia hay Sở thú Quốc gia của Malaysia là nhà của 3 con gấu trúc khổng lồ, trong đó có một con cái, tên là Feng Yi, một con đực là Fu Wa và đứa con của chúng là Nuan Nuan.

 

Hành tinh lùn đỏ: Dấu hiệu của sự sống bên ngoài hệ mặt trời

Những hành tinh lùn đỏ, có luồng khí mát, được bao quanh bởi 7 hành tinh. Những hành tinh này có thể chứa nước và đó là điềm lành cho hy vọng có sự sống ngoài Trái Đất.