Chùm ảnh chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào quân Nhật ở Đông Dương năm 1945

Thứ tư, 28/02/2018, 11:19 AM

Tháng 1-1945, hải quân Mỹ thực hiện một chiến dịch tập kích đường không nhằm vào các quân Nhật ở khu vực Biển Đông. Trong đó cuộc oanh tạc dữ dội nhất đã diễn ra ở khu vực Đông Dương.

Rạng sáng ngày 10- 1-1945, trong khuôn khổ Chiến dịch Gratitude nhằm hỗ trợ cho chiến dịch giải phóng Luzon (Philippines), Lực lượng đặc nhiệm 38 của Hạm đội 3 Mỹ do Phó Đô đốc John McCain Sr. chỉ huy bất ngờ vượt qua Eo biển Luzon tiến vào Biển Đông.

Với 12 hàng không mẫu hạm và khoảng 900 máy bay, từ ngày 12-1 đến 25-1-1945, Lực lượng đặc nhiệm 38 lần lượt thực hiện các cuộc tập kích đường không vào hải quân và các cơ sở của Nhật ở vùng duyên hải Đông Dương, Quảng Đông, Hồng Kông, đảo Hải Nam, Đài Loan và Quần đảo Ryukyus (Nhật Bản). Chiến dịch mở màn với các mục tiêu ở Đông Dương.

Sáng sớm ngày 12-1-1945, máy bay của hải quân Mỹ tập trung tấn công các các sân bay, bến cảng, cầu, kho xăng dầu và các tàu Nhật ở khu vực bờ biển Quy Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu và Sài Gòn. Kết quả các đợt tập kích này, hải quân Mỹ đã đánh chìm 41 tàu và đánh hỏng 31 tàu, trong đó có 1 tuần dương hạm bị đánh chìm, đồng thời bắn rơi và phá hủy 112 máy bay của Nhật.

Chiến dịch Gratitude – đặc biệt là cuộc tập kích ngày 12-1-1945 được hải quân Mỹ đánh giá là thắng lợi lớn và quan trọng, đã tiêu hao một nguồn lực lớn, góp phần làm suy giảm đáng kể năng lực tác chiến của hải quân Nhật.

Dưới đây là hình ảnh các cuộc tấn công tiến hành ngày 12-1-1945 được sưu tập từ các nguồn tổng hợp.

chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
                              Hàng không mẫu hạm USS Hancock đang tiến vào Biển Đông.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
 Tàu vận tải Nhật bốc cháy ngoài khơi Mũi Dinh, Nha Trang.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
                          Tuần dương hạm Kaishii 6000 tấn bị đánh chìm phía bắc Quy Nhơn.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Tàu vận tải 4500 tấn của Nhật trúng bom.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
                            Tàu chở dầu Otsusan Maru sau khi đoàn vận tải bị 175 máy bay Mỹ tấn công.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Tàu vận tải của Nhật ở bờ biển Quy Nhơn.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Tàu vận tải của Nhật bốc cháy dữ dội trước các đợt không kích.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Máy bay SB2C Helldiver của hàng không mẫu hạm USS Hornet và tàu chở dầu Kyokuun Marucủa Nhật.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
              Ảnh chụp từ USS Lexington cho thấy các tàu Nhật bốc cháy ngoài khơi Mũi Dinh, Nha Trang.    
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Tàu vận tải Nhật bị trúng ngư lôi, ảnh chụp từ máy bay của tàu sân bay USS Essex.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
          Tuần dương hạm La Motte-Picquet của Pháp bị đánh chìm trên sông Sài Gòn. 
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Kho dầu ở Sài Gòn bị phá hủy.
chum-anh-chien-dich-tap-kich-duong-khong-cua-my-vao-quan-nhat-o-dong-duong-nam-1945
Máy bay Mỹ ném bom Cảng Sài Gòn.
 

Số phận bi thảm của hàng không mẫu hạm lớn nhất của Nhật

Mất tới 8 năm để cải biên, tàu sân bay Kaga là tàu sân bay lớn nhất của Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây cũng là con tàu giúp Hải quân Nhật trở nên nổi tiếng nhờ vào tài năng "chắp vá" của mình.