Chùm ảnh về những thí sinh đặc biệt nhất trong kỳ thi THPT 2022

Thứ sáu, 08/07/2022, 18:22 PM

Kỳ thi THPT 2022 khép lại với bao điều ấn tượng và nhiều trường hợp đặc biệt. Hãy cùng nhìn lại những điều đặc biệt của kỳ thi này.

Cụ ông Nguyễn Huy Kỳ (82 tuổi, TP Hà Nội) chống gậy đi thi tốt nghiệp THPT 2022. (Ảnh: Dân Việt).

Cụ ông Nguyễn Huy Kỳ (82 tuổi, TP Hà Nội) chống gậy đi thi tốt nghiệp THPT 2022. (Ảnh: Dân Việt).

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 vừa khép lại với hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước. Kỳ thi đã để lại bao điều ấn tượng với nhiều trường hợp đặc biệt. Cụ thể liệt kê dưới đây:

Thí sinh bị bệnh vẫn cầm chai truyền nước đi thi (Hà Tĩnh): Thí sinh Lâm Hồng Nhung (18 tuổi) được mẹ chở xe máy đến trường THPT Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để thi môn Văn sáng 7/7.

Nhung (áo trắng) được tình nguyện viên và công an hỗ trợ đưa vào phòng thi khi tay trái đang truyền dịch, sáng 7/7. (Ảnh: Hùng Lê).

Nhung (áo trắng) được tình nguyện viên và công an hỗ trợ đưa vào phòng thi khi tay trái đang truyền dịch, sáng 7/7. (Ảnh: Hùng Lê).

Thấy tay trái Nhung đang phải truyền dịch, tay phải lỉnh kỉnh cầm bút viết và bình nhựa đựng nước, tình nguyện viên và công an làm nhiệm vụ trước cổng đã đỡ nữ sinh, hỗ trợ đưa từ cổng vào phòng thi.

2 nam thí sinh muộn do đi đến điểm thi theo chỉ dẫn của Google maps: Đó là 2 nam sinh V.N.T. và N.H.D. (cùng 18 tuổi, cùng trú xã Tân Hòa, H.Quốc Oai, và cùng học tại Trường THPT Nguyễn Trực, H.Quốc Oai).

Sáng 7/7, 2 nam sinh này đi thi tốt nghiệp THPT tại điểm Trường THPT Minh Khai (ở xã Cấn Hữu, H.Quốc Oai), cách nhà hơn 10 km. Trước khi đi, T. và D. sử dụng Google Maps để tìm đường nhưng phần mềm lại hướng dẫn đi đến điểm trường khác.

Đi được quá nửa quãng đường, 2 nam sinh mới phát hiện nhầm đường và tìm cách quay lại điểm xuất phát ở xã Cấn Hữu. Đến khoảng 7 giờ 35, D. và T. đến trước cổng Trường THCS Sài Sơn để hỏi đường và được một cán bộ Đội Thanh tra giao thông huyện đưa đến Trường THPT Minh Khai bằng ô tô chuyên dụng.

Dù đã được lực lượng chức năng trợ giúp nhưng do địa điểm thi ở xa nên 2 nam sinh đã bị lỡ môn thi đầu tiên vào sáng 7/7.

Dù đã được lực lượng chức năng trợ giúp nhưng do địa điểm thi ở xa nên 2 nam sinh đã bị lỡ môn thi đầu tiên vào sáng 7/7.

Cán bộ chở 2 nam sinh cho biết chiếc xe đến điểm thi lúc 8 giờ, trong khi thời gian bắt đầu bài thi môn ngữ văn là 7 giờ 35. Chủ tịch hội đồng thi đã quyết định không cho hai nam sinh này vào phòng thi vì đã quá thời gian cho phép.

Về lý do đi nhầm đường, 2 nam sinh cho hay ngày hôm qua, D. và T. được bố mẹ chở đến điểm thi nhưng hôm nay, hai nam sinh này tự đi xe máy nên không nhớ đường.

Cán bộ coi thi bị tai nạn được CSGT hộ tống tới điểm thi (TP HCM): Sáng 8/7, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP HCM cho biết: Mặc dù trời mưa nhỏ nhưng từ sáng sớm, cán bộ chiến sĩ Trạm cảnh sát giao thông Đa Phước đã có mặt trước cổng Trường THPT Phong Phú, huyện Bình Chánh để điều tiết giao thông.

Trong khi đang thực hiện nhiệm vụ, tổ tuần tra được nhà trường thông báo một cán bộ coi thi chạy xe máy trên đường Nguyễn Văn Linh đến điểm thi thì xảy ra tai nạn giao thông. Nhà trường nhờ cảnh sát giao thông đến hỗ trợ. Tổ đã nhanh chóng đến hiện trường.

Cán bộ coi thi bị tai nạn được cảnh sát giao thông chở đến điểm thi để kịp giờ.

Cán bộ coi thi bị tai nạn được cảnh sát giao thông chở đến điểm thi để kịp giờ.

Theo thông tin sơ bộ, do trời mua, đường trơn, cán bộ coi thi không làm chủ được tay lái và tự té. Qua thăm hỏi sức khỏe, cán bộ này chỉ bị chấn thương nhẹ ở chân nhưng vẫn có thể đi lại được. Tổ đã sử dụng xe chuyên dụng nhanh chóng đưa cán bộ này đến địa điểm thi đúng giờ và bố trí một cán bộ cảnh sát giao thông hỗ trợ đưa xe của cán bộ coi thi về Trường THPT Phong Phú.

Thí sinh là ông cụ 82 tuổi ở Hà Nội: Đây là trường hợp đặc biệt nhất trong kỳ thi THPT 2022. Đó là cụ ông Nguyễn Huy Kỳ tham gia thi tại điểm thi Trường THCS Thanh Xuân, Hà Nội.

Ông cụ cho biết: Ngày xưa, sắp thi tốt nghiệp cấp 3 thì phải gác lại để đi bộ đội. Sau nhận được tin mình được trường đặc cách xét tốt nghiệp THPT nhưng sau khi từ chiến trường trở về thì Ban giám hiệu trường đã nghỉ hết, không công nhận.

"Trở về tôi là thương binh nên làm công tác xã hội trở thành chủ tịch hội khuyết tật quận Thanh Xuân. Đến giờ tôi muốn làm nghề Đông Y bắt buộc phải có bằng cấp 3 thì mới nộp hồ sơ đi học được", ông Kỳ nói về lý do đã 82 tuổi nhưng vẫn đi thi tốt nghiệp cấp 3.