Chuyện gì xảy ra nếu Covid-19 bị gọi là ‘đại dịch’?

Thứ ba, 25/02/2020, 09:27 AM

Ngày 24/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cần chuẩn bị tinh thần cho đại dịch Covid-19. Vậy khi nào Covid-19 bị gọi là đại dịch? Điều đó có nghĩa là gì?

Ngày 24/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cần chuẩn bị tinh thần cho việc Covid-19 thành đại dịch.

Ngày 24/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cần chuẩn bị tinh thần cho việc Covid-19 thành đại dịch.

Sự bùng phát toàn cầu của chủng virus corona mới gây ra bệnh Covid-19 được cho là đang trên bờ vực bị tuyên bố là đại dịch khi đã có tới hơn 80.000 người mắc bệnh trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, thông thường, từ đại dịch được sử dụng mà không có bất kỳ nhận thức thực sự nào về định nghĩa chính thức và mọi người có thể gắn ý nghĩa cho thuật ngữ này ngoài ý nghĩa cơ bản của nó. Việc sử dụng “đại dịch” không đúng thường có thể khuấy động sự sợ hãi và hoảng loạn không đáng có.

Khi nào Covid-19 đủ điều kiện để bị gọi là đại dịch?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch là sự lây lan của một căn bệnh mới trên toàn thế giới. Để Covid-19 được chỉ định là một đại dịch, nó phải lan rộng trong một cộng đồng bên ngoài Trung Quốc, quốc gia nơi bệnh bắt đầu. Điều này có nghĩa là chúng ta phải chứng kiến sự bùng phát dịch ở cấp cộng đồng bền vững ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện điều này chưa xảy ra với Covid-19.

Tuy nhiên, mọi thứ đang leo thang nhanh chóng. Covid-19 ngày càng lan rộng ở Hàn Quốc, Iran và Italia, trở thành một mối lo nghiêm trọng. Hiện đã có hơn 2.000 trường hợp được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc, tại hơn 30 quốc gia.

Mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau, đại dịch không giống dịch bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) định nghĩa dịch bệnh là sự gia tăng, thường là đột ngột, các ca mắc bệnh. Sự gia tăng này cao hơn so với những gì thường xảy ra trong dân số của khu vực đó. Một căn bệnh chỉ trở thành đại dịch khi nó đã lan rộng ra một số quốc gia hoặc lục địa, và đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn người.

Các đại dịch trong lịch sử thế giới

Một số đại dịch khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới bao gồm đại dịch cúm lợn năm 2009 và đại dịch HIV đang diễn ra. Một trong những đại dịch tồi tệ nhất mọi thời đại được cho là “Cái chết đen” (Black Death) - bệnh dịch hạch thế kỷ 14 được ước tính đã giết chết từ 75 đến 200 triệu người. SARS năm 2002-2003 cũng là một đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc.

Đối với bệnh cúm lớn năm 2009, WHO bị chỉ trích vì đã gọi đây là đại dịch. Người ta cho rằng nó gây ra nỗi sợ hãi không cần thiết cho một ổ dịch gây ra sự tàn phá ít hơn nhiều so với dự đoán ban đầu.

Tác động của đại dịch

Đại dịch sẽ có hậu quả không chỉ với sức khỏe. Thị trường chứng khoán toàn cầu đang trải qua một sự suy giảm mạnh mẽ, vì sự gián đoạn kinh tế ở Trung Quốc gây ra những tác động rộng lớn hơn nhiều cho toàn thế giới. Các thị trường ở châu Âu đã ghi nhận ngày tồi tệ nhất của họ kể từ năm 2016 hôm 24/2. Chỉ số thị trường chứng khoán Dow Jones Industrial Average chứng kiến sự sụt giảm gần 1000 điểm. Giá dầu giảm mạnh. Những điều này gắn liền với việc từ đại dịch ngày càng được sử dụng nhiều khi nói đến Covid-19.

Covid-19 có nguy cơ biến thành đại dịch. Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO, gần đây đã cảnh báo “Đã đến lúc phải làm mọi thứ bạn sẽ làm để chuẩn bị cho một đại dịch”.

Tuy nhiên, WHO khuyến nghị không sử dụng thuật ngữ này khi nó chưa được công bố. “Sự gia tăng đột ngột các ca nhiễm Covid-19 mới chắc chắn rất đáng lo ngại. Nhưng tôi đã nói một cách nhất quán về sự cần thiết của sự thật, không phải nỗi sợ hãi. Sử dụng từ đại dịch bây giờ không phù hợp với thực tế, mà còn chắc chắn gây sợ hãi”, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc của WHO, cho biết trong một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 24/2.

Bài liên quan