Chuyện tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe... đừng để việc gì cũng đến Thủ tướng!

Thứ năm, 14/03/2019, 16:47 PM

Chính phủ bận "trăm công nghìn việc" không thể mãi phải lo chỉ đạo, cho ý kiến chỉ đạo những vấn đề tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe...

chuyen-tieu-chuan-nuoc-mam-mat-bang-lai-xe-dung-de-viec-gi-cung-den-thu-tuong
Chuyện tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe... đừng để việc gì cũng chờ đến Thủ tướng chỉ đạo. Ảnh minh họa

Chủ trì buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với 13 Bộ ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng giao từ đầu năm đến nay. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh nhắc nhở của Thủ tướng rằng, trước khi công bố các văn bản, chính sách phải đánh giá kỹ tác động, tránh việc vừa ban hành dư luận đã không đồng tình. Điển hình như dự thảo tiêu chuẩn nước mắm, quy định mất bằng lái xe phải thi lại.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, văn bản chưa chắc thì chưa ban hành vội, mà nên lấy thêm ý kiến doanh nghiệp, nghe nhiều tai, nhiều chiều.

Suốt buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng cũng nhắc tới nhiều ví dụ về các văn bản, đề xuất chính sách thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua như việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm; quy định về kiểm tra phế liệu nhập khẩu dẫn tới ách tắc tại các cửa khẩu trước Tết nguyên đán; hay ý kiến về mất bằng lái xe phải thi lại…

"Lấy tiêu chuẩn nước mắm công nghiệp áp cả cho nước mắm truyền thống, các hộ sản xuất, doanh nghiệp ầm ầm gửi đơn lên, rất là khổ", ông Dũng lấy ví dụ.

Đặc biệt, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng nhắc lại việc mới đây lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm "ai mất bằng lái xe phải thi lại". Theo ông, đưa ra những đề xuất như vậy "rất buồn cười, để dư luận ồn ào lên không đáng".

Câu chuyện tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe phải thi lại hay những vấn đề như BOT giao thông là điển hình cho thấy thực tế Chính phủ đang phải “sửa sai” đang phải làm thay việc mà đáng ra các Bộ, Ngành phải làm.

chuyen-tieu-chuan-nuoc-mam-mat-bang-lai-xe-dung-de-viec-gi-cung-den-thu-tuong
Chính phủ bận "trăm công nghìn việc" không thể mãi phải lo chỉ đạo, cho ý kiến chỉ đạo những vấn đề tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe... 

Ngay dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm, ngay khi đưa ra lấy ý kiến dư luận đã nhận phản ứng. Sau khi tổ chức họp báo ngày 8/3 phía cơ quan soạn thảo không những không tiếp thu lại cố biện giải theo hướng “tiêu chuẩn không bắt buộc thực hiện”. Cuối cùng các hiệp hội, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống phải có văn bản gửi lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Sau nhiều ngày báo chí phản ánh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo nêu rõ "không để ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống", Bộ KHCN, Bộ NN&PTNT mới mới chỉ đạo tạm dừng.

Sự chậm trễ này đặt ra câu hỏi: Phải chăng tất cả vấn đề dư luận, xã hội quan tâm Bộ, Ngành sẽ chờ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay các Phó Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo?

Có thể thấy báo chí truyền thông là kênh thông tin để Chính phủ nắm tình hình từ đó có những chỉ đạo. Ở góc nhìn quan sát người viết thấy vừa mừng vừa lo. Mừng vì Chính phủ thực sự vì dân, quan tâm sâu sát với từng ngọc ngách vấn đề người dân quan tâm.

Nhưng cũng rất lo, bởi vấn đề báo chí phản ánh, lãnh đạo Bộ, Ngành có đọc báo không, có biết không, chắc chắn là biết. Vậy tại sao họ biết nhưng không vào cuộc, không xử lý, lãnh đạo các Bộ, Ngành phụ trách lĩnh vực đang làm gì?

Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ làm việc với các Bộ, Ngành, đi nhiều địa phương. Ngoài nắm tình hình còn để trực tiếp chỉ đạo, khơi dậy tiềm năng các tỉnh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Giữa lúc Chính phủ lo “trăm công nghìn việc” nhưng vẫn phải lo chỉ đạo giải quyết vấn đề từ dự thảo tiêu chuẩn sản xuất nước mắm, mất bằng lái xe... thật khó chấp nhận.

chuyen-tieu-chuan-nuoc-mam-mat-bang-lai-xe-dung-de-viec-gi-cung-den-thu-tuong
Phần thi xa hình trong thi cấp giấy phép lái xe.

Nên nhớ chúng ta có cả bộ máy hành chính khổng lồ từ Trung ương đến địa phương mà từ chuyện dự thảo tiêu chuẩn nước mắm, mất bằng lái xe hay trước đó chuyện dâm ô trẻ em, bạo hành trẻ em, cho tới chuyện tai nạn giao thông... cũng phải chờ đến Thủ tướng chỉ đạo, hoặc chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng cho thấy sự thụ động, thậm chí ỷ lại.

Các Bộ, Ngành được phân cấp, phân quyền với trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng vậy tại sao không làm? Rõ ràng câu chuyện cuối cùng ở đây là trách nhiệm, là năng lực của lãnh đạo các Bộ, Ngành đó.

Khi trách nhiệm, năng lực kém thì chúng ta nên thay nguồn nhân lực khác, chứ không phải trông chờ đến sự trợ giúp, góp sức của Chính phủ như nhiều năm qua. Cuối cùng phải làm sao để người dân không nghĩ chỉ có Chính phủ hành động, còn Bộ, Ngành cũng phải hành động.

 

Tập đoàn Tân Hiệp Phát khánh thành nhà máy nước giải khát lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 14/03/2019, Nhà máy sản xuất nước giải khát (NGK) Number One Hậu Giang của Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã chính thức đi vào hoạt động giai đoạn 1.

 

Oceanbank chi bao nhiêu tiền 'chăm sóc' cựu TGĐ Đỗ Văn Khạnh?

Bị can Đỗ Văn Khạnh và đồng phạm tại PVEP bị cáo buộc đã nhận gần 52 tỷ đồng tiền lãi ngoài từ Ngân hàng Oceanbank do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch.

 

Bèo tây, hoa chuối không nằm trong danh sách thức ăn cho heo: Bộ NN&PTNT lên tiếng

Trong danh sách được phép lưu hành này lại không có các loại thức ăn truyền thống được sử dụng thường xuyên như bèo tây, hoa chuối...