Có máu 'sạch' để đưa vào cơ thể người bệnh không hề dễ dàng như bạn nghĩ

Thứ ba, 04/06/2019, 20:22 PM

Có nhiều phương pháp sàng lọc qua đường máu, đến nay chúng ta có phương pháp xét nghiệm máu bằng sinh học phân tử, nhưng chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo 100% máu sàng lọc đều có thể loại bỏ được bệnh.

Tại Việt Nam, năm 2018, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được gần 1,4 triệu đơn vị máu (quy đổi là gần 1,6 triệu đơn vị máu 250ml). Trong đó, 98,3% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện, tương đương hơn 1,4% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 42,5%. Với con số này Việt Nam vẫn đang là nước thiếu máu, nhất là vào thời điểm trước Tết Nguyên đán và mùa hè.

Để có “Máu an toàn cho mọi người” trong những năm qua để có được lượng máu an toàn đến với người bệnh cần máu phía sau đó là nỗ lực âm thầm của đội ngũ bác sĩ để mỗi năm nguồn máu đến với người bệnh không những tăng lên về số lượng mà còn phải đảm bảo sạch bệnh.

Thời điểm những năm 80, GS. Bạch Quốc Tuyên và các đồng nghiệp đã đưa kỹ thuật điện di để phát hiện vi rút HBV. Đến những năm 90, GS.TSKH Đỗ Trung Phấn đã đưa kỹ thuật Elisa – một kỹ thuật được cả thế giới áp dụng khi đó, vào xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B, viêm gan C, HIV. Đó là thành tựu quan trọng của ngành Huyết học Việt Nam và là công lao rất lớn của giáo sư Đỗ Trung Phấn.

Đến nay, từ những năm đầu của thế kỷ 21, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử. 

co mau sach de dua vao co the nguoi benh khong he de dang nhu ban nghi
Phòng điều chế máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW.

Nếu như trước đây dùng các xét nghiệm huyết thanh học để phát hiện kháng thể viêm gan C, HIV và kháng nguyên viêm gan B…Thì hiện nay, thế giới dùng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử để phát hiện yếu tố di truyền (AND hoặc RNA) của vi rút viêm gan B, viêm gan C, HIV. Đây thực sự là bước tiến vô cùng to lớn, tạo ra một kỷ nguyên mới trong bảo đảm an toàn truyền máu. Hiện tại, NAT là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu tiên tiến nhất được thế giới áp dụng.

Kỹ thuật này được thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động sàng lọc vi rút HBV, HCV, HIV cho độ chính xác, độ nhạy cao, rút ngắn được khoảng cửa sổ của các yếu tố vi rút lây nhiễm theo đường truyền máu như: rút ngắn thời gian cửa sổ phát hiện các vi rút HIV từ 3 tháng xuống còn từ 7-10 ngày, hay với vi rút viêm gan B (HBV) có thể phát hiện sớm hơn 25 ngày, với vi rút viêm gan C sớm hơn 60 ngày (tính từ thời điểm có nguy cơ lây nhiễm vi rút) so với kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học. Như vậy, kỹ thuật NAT góp phần hạn chế mức thấp nhất sự lây lan của các vi rút lây truyền qua đường truyền máu.

Tuy có sự hỗ trợ của những công nghệ hàng đầu thế giới, thế nhưng theo TS. Bạch Quốc Khánh – Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện chia sẻ: "Hiện nay chúng ta có nhiều phương pháp sàng lọc qua đường máu, đến nay chúng ta có phương pháp xét nghiệm máu bằng sinh học phân tử, nhưng chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo 100% máu sàng lọc đều có thể loại bỏ được bệnh.

Trước đây với phương pháp huyết thanh học nhóm máu, đối với bệnh HIV chúng ta có thời gian 24 ngày từ khi người hiến máu nhiễm HIV đến khi chúng ta phát hiện phải mất gần 1 tháng, với phương pháp sinh học phân tử rút ngắn thời gian phát hiện HIV vào khoảng 1 tuần. Do vậy ta vẫn còn có những khoảng "cửa sổ" bên cạnh đó vẫn có thể một số tác nhân gây bệnh chúng ta chưa rõ đặc biệt là virus". 

Chính vì thế việc TS. Bạch Quốc Khánh mong muốn mỗi người dân muốn hiến máu phải tự sàng lọc cho chính bản thân mình bằng cách tìm hiểu trước những vấn đề về khoẻ, khi có đủ điều kiện hiến máu mới tiến hành cho máu.

Cùng với đó nâng cao tỷ lệ hiến máu nhắc lại trong cộng đồng, đây là vấn đề của toàn cầu và Tổ chức Y tế thế giới đang hướng tới mục tiêu 100% đơn vị máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện và đạt tỷ lệ 2% dân số tham gia hiến máu vào năm 2020.

co mau sach de dua vao co the nguoi benh khong he de dang nhu ban nghi Tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2019

Từ ngày 4/6 đến 6/6/2019, tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện ...

co mau sach de dua vao co the nguoi benh khong he de dang nhu ban nghi Cả đời đàn ông sẽ không bao giờ quên 4 mẫu phụ nữ này

Dù có gặp bao nhiêu người phụ nữ, dù đã kết hôn rồi thì đàn ông vẫn luôn nhớ tới 4 mẫu phụ nữ này.