COVID-19 có thể gây thiếu lương thực toàn cầu

Thứ sáu, 27/03/2020, 08:37 AM

Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc vừa đưa ra cảnh báo chíinh sách các nước trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến thiếu hụt lương thực trên toàn cầu.

Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc vừa đưa ra cảnh báo chinh sách các nước trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến thiếu hụt lương thực trên toàn cầu.

Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hợp quốc vừa đưa ra cảnh báo chinh sách các nước trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến thiếu hụt lương thực trên toàn cầu.

Theo tờ Guardian (Anh), nhà kinh tế học Maximo Torero tại FAO cho biết sẽ xuất hiện nhiều vấn đề trong những tuần tới khi người lao động ngừng làm việc do lệnh cách ly, phong tỏa và nhiều nước ngừng xuất khẩu lương thực.

Tờ Bloomberg (Mỹ) cho biết Kazakhstan đã cấm xuất khẩu bột mì, hạn chế xuất khẩu kiều mạch, hành, khoai tây và cà rốt. Nga cũng cảnh cáo hạn chế xuất khẩu bột mì.

Tuy nguồn cung thực phẩm tại các quốc gia vẫn dồi dào ở thời điểm này nhưng vấn đề có thể xuất hiện trong vài tuần tới và căng thẳng trong hai tháng tới – thời điểm nhiều loại rau quả vào mùa thu hoạch. Những nông sản này thường có thời gian chín ngắn và dễ hỏng, nên cần người có tay nghề thu hoạch nhanh chóng và đúng thời điểm.

Hai tháng đầu năm 2020, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 929.000 tấn, thu về hơn 430 triệu USD. Con số này tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Nguyễn Trung Kiên nhìn nhận trong năm 2020, xuất khẩu gạo sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu gạo các thị trường tăng là do hạn hán, dịch bệnh ở Ấn Độ, Thái Lan nên một số nước tranh thủ mua vì lo ngại thiếu nguồn cung. Giá xuất khẩu gạo vì thế cũng lên mức cao hơn, trong khi nhu cầu nội địa cũng nhiều hơn so với trước.

Trước thông tin lo ngại nguồn cung gạo sẽ thiếu do ảnh hưởng của tình trạng hạn mặn tại vựa lúa cả nước là ĐBSCL và xuất khẩu tăng, nhiều DN và chuyên gia khẳng định nguồn cung rất dồi dào.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, khẳng định: “Nguồn cung trong nước không lo thiếu, vì mỗi năm Việt Nam dư đến 6-7 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Riêng năm nay Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5-6,7 triệu tấn gạo. Hơn nữa, vụ thu hoạch chính của ngành lúa gạo Việt Nam là vụ đông xuân vừa qua trúng mùa lớn”.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch VFA Nguyễn Trung Kiên phân tích: Dù xuất khẩu hai tháng đầu năm nay tăng nhưng thực sự chỉ tăng so với thời điểm cùng kỳ năm 2019. Ông Kiên dẫn chứng thị trường Trung Quốc những năm 2016, 2017, 2018… mỗi tháng nước này nhập tới 100.000 tấn gạo của Việt Nam. Nhưng hai tháng đầu năm 2020 mới nhập chỉ hơn 60.000 tấn, tính ra không nhiều.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNT, phân tích: Tình hình hạn mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi hạn mặn khoảng 23.000 ha, trong đó diện tích lúa bị thiệt hại 30%-70% là 17.000 ha. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ đợt hạn mặn kỷ lục năm 2015-2016 thì diện tích này chỉ bằng khoảng 10% (thời điểm đó, diện tích lúa bị thiệt hại là 150.000 ha). Còn so với tổng diện tích lúa vụ đông xuân hiện tại của vùng ĐBSCL thì chỉ chiếm 1%.

Bài liên quan