CPTPP được thực thi: Vinamilk, TH true MILK chịu sự cạnh tranh lớn của sữa Nhật, New Zealand

Thứ hai, 14/01/2019, 05:55 AM

Năm 2019 khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, ngành sữa sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ những quốc gia có ngành sữa phát triển như Nhật bản, New Zealand, Singapore…

cptpp-duoc-thuc-thi-vinamilk-th-true-milk-chiu-su-canh-tranh-lon-cua-sua-nhat-new-zealand
Sản phẩm sữa nước của Vinamilk, TH True Milk, Friesland Campania, Nutifood… phải cạnh tranh với sản phẩm sữa nhập khẩu. 

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thuế nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm sữa Vinamilk, TH True Milk, Friesland Campania, Nutifood…

Một vấn đề lớn khác là người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Điều này dẫn tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các loại sữa thay thế từ thực vật (sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa macca) ngày càng gia tăng. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ sữa hoàn nguyên lại giảm.

Tuy nhiên, dòng sản phẩm sữa cao cấp hiện nay vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng sản lượng sữa cung ứng toàn ngành. Trong khi đó, 70% sản lượng sữa nước sản xuất tại Việt Nam hiện nay là từ sữa hoàn nguyên truyền thống, với giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều các loại sữa tươi nguyên chất.

Ngoài ra, ngành sữa cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro nhu cầu tiêu thụ sữa động vật và sữa bò tiếp tục giảm bởi nhu cầu tiêu dùng sữa tại Việt Nam đang phân hóa khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới sức khỏe bản thân, chuyển dịch sang tiêu dùng các loại sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồ uống có lợi cho sức khỏe.

cptpp-duoc-thuc-thi-vinamilk-th-true-milk-chiu-su-canh-tranh-lon-cua-sua-nhat-new-zealand
Không chỉ sản phẩm sữa nước mà sữa bột cũng chịu sự cạnh tranh lớn. Ảnh minh họa

Cụ thể, người tiêu dùng gia tăng tiêu thụ các dòng sữa cao cấp, sữa chua và sản phẩm sữa thay thế từ thực vật. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng hiện tại ở các nước phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU).

Với mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, chỉ vào khoảng 26 lít/năm so với Thái Lan (35 lít/năm) hay Singapore (45 lít/người). Đồng thời, các yếu tố về nhân khẩu học như dân số đông với tốc độ gia tăng dân số lớn nên dư địa ngành sữa phạt triển còn lớn.

Bên cạnh sự lép vế về sữa nước, sữa uống dinh dưỡng, sữa bột doanh nghiệp trong nước như Vinamilk, Friesland Campania, Nutifood…còn gặp khó khăn hơn.

Với sữa bột người tiêu dùng Việt ưa chuộng sử dụng các dòng sản phẩm ngoại nhập hơn. Với những ưu thế cả về thương hiệu lẫn nguồn lực, lâu nay thị trường sữa bột do các hãng ngoại độc chiếm thị phần và các doanh nghiệp nội địa phải chịu lép vế ngay trên sân nhà.

Từ năm 2010-2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 7,4 tỷ USD mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa, trung bình mỗi năm khoảng 817 triệu USD. Riêng về sữa bột, năm 2017 Việt Nam nhập khẩu 523,7 triệu USD, chiếm hơn nửa (61%) tổng kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa cả nước. Về số lượng, nước ta nhập khẩu khoảng 223,2 nghìn tấn sữa bột cả năm ngoái, gấp khoảng 1,73 lần lượng sữa bột sản xuất trong nước.

Khi CPTPP được thực thi chính thức gần như phân khúc sữa bột doanh nghiệp trong nước bỏ ngỏ cho sản phẩm nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các thị trường New Zealand, Singapore, Mỹ, Nhật…

CPTPP có hiệu lực người tiêu dùng có cơ hội sử dụng sữa ngoại giá rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp sữa trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp ngoại ngay trên sân nhà. Thậm chí, nếu không có những hành động cụ thể, hiệu quả thì rất có thể các doanh nghiệp sữa nội địa sẽ mất luôn cả thị phần vốn đã ít ỏi của mình.

 

Nhận tiền thưởng Tết gửi tiền vào ngân hàng nào hưởng lãi suất cao nhất?

Tiền thưởng Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 được cho sẽ cao hơn, khoản tiền nhàn rỗi này sẽ sinh lời không nhỏ nếu gửi tiết kiện ngân hàng có lãi suất cao nhất.

 

Nóng chuyện bán con bò chịu thuế VAT 5%, phí ‘bôi trơn’, ‘tham nhũng vặt’

Ngành tài chính tuần qua nóng với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về vấn “tham nhũng vặt”, “bôi trơn”, tín dụng đen.

 

Không chấp nhận bồi thường 4,8 tỉ đồng cho Vinasun: Grab kháng cáo

Ngày 12/1, Công ty TNHH Grab Việt Nam cho biết, vừa gửi đơn lên TAND TPHCM kháng cáo toàn bộ bản án tuyên bồi thường cho taxi VinaSun 4,8 tỉ đồng.