Đấu thầu chọn nhà đầu tư ga T3 Tân Sơn Nhất

Thứ bảy, 02/03/2019, 04:57 AM

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có nhiều doanh nghiệp cùng xin tham gia đầu tư nên phải đấu thầu công khai.

dau-thau-chon-nha-dau-tu-ga-t3-tan-son-nhat
Cần sớm khởi công nhà ga T3 để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Lê Tiên

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 1/3, nêu quan điểm về việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng Nhà ga T3 của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án xây dựng nhà ga T3 trên cơ sở quy hoạch chi tiết của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được phê duyệt, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Trước điều kiện đầu tư cấp bách do tình hình ách tắc cả trên bầu trời và dưới mặt đất của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhà ga T3 là một trong những công trình ưu tiên kêu gọi đầu tư.

Theo ông Đông, nhà ga T3 là một trong những công trình ưu tiên kêu gọi đầu tư khi ách tắc cả trên không và bầu trời. Bộ đã công khai quy hoạch và hiện có Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề nghị được đầu tư nhà ga trên.

Mới đây, theo Thứ trưởng, Bộ Giao thông Vận tải đã nhận thêm đề nghị của Tập đoàn FLC. "Theo quy định của Việt Nam, nếu có hơn một nhà đầu tư thì phải đấu thầu cạnh tranh," Thứ trưởng nói.

Tuy nhiên, theo ông, trong hai đơn vị trên, hiện ACV đã có nghiên cứu chi tiết tương tự như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi còn FLC mới là đề nghị, chưa có báo cáo chi tiết.

Ông khẳng định cơ quan chức năng đang làm việc với các cơ quan để sớm chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật.

dau-thau-chon-nha-dau-tu-ga-t3-tan-son-nhat
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất có nhiều doanh nghiệp cùng xin tham gia đầu tư nên sẽ phải đấu thầu công khai chọn nhà đầu tư. Ảnh H.Lực

Thứ trưởng Bộ GTVT cũng nhấn mạnh sẽ tập hợp lại các kiến nghị và làm việc với các cơ quan của Chính phủ cũng như Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để lựa chọn sớm nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Trước đó trao đổi với chúng tôi, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống – Chuyên gia hàng không cho rằng vấn đề ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra cả ở trong sân bay và ngoài sân bay. Mở rộng Tân Sơn Nhất hiện nay vẫn chỉ tập chung vào phia Nam.

“Theo tôi đầu tiên  phải mở rộng giao thông hai mặt Bắc và Nam của sân bay để tăng tính kết nối, giảm ách tắc. Sau đó, tiến hành mở rộng nhà ga hành khách phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, vì TP HCM là cửa ngõ lớn, là thành phố biểu tượng của Việt Nam”, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

Theo PGS Nguyễn Thiện Tống, nâng cấp mở rộng cả hai mặt phía Bắc và phía Nam sân bay Tân Sơn Nhất sẽ nâng năng suất vận chuyển hành khách Tân Sơn Nhất lên 60 triệu hành khách. Dự tính năm 2023 sẽ có sân bay Long Thành, tuy nhiên với tiến độ hiện nay rất khó để đưa sân bay Long Thành vào hoạt động năm 2023.

“Dù có hay không có Long Thành thì sân bay Tân Sơn Nhất vẫn phải phát triển với năng suất thiết kế tối đa có thể là 50-60 triệu hành khách /năm, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của TP HCM nói riêng, các tỉnh thành phía Nam.

Vì thế, việc xây dựng thêm ga hành khách là điều vô cùng cần thiết, mà cần thiết từ nhiều năm rồi. Việc xây dựng ga hành khách giống như hạ tầng xây dựng khác đâu cần đến 4 năm. Với đà tăng trưởng, nhu cầu đi lại người dân hiện nay trong 4 năm nữa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ùn tắc khủng khiếp đến mức nào”, ông Tống cho biết.

Như chúng tôi đã thông tin, Tập đoàn FLC là nhà đầu tư thứ ba và mới nhất nộp đơn xin tham gia nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Nếu được chấp thuận, FLC cam kết sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư phù hợp và thực hiện xây dựng Nhà ga T3 theo đúng quy hoạch được duyệt sau 1 năm thi công.

Trước đó, Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương – IPP vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị được cùng với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) đầu tư Nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Trong khi Vietjet được xem là nhà đầu tư đầu tin xin nghiên cứu đầu tư nhà ga T3 khi ngay từ tháng 1/2017, hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam đã đề nghị Bộ GTVT cho phép đầu tư nhà ga T4 có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm tại lô đất tiếp giáp khu vực sân đỗ 21 ha.

Ngoài nhà ga T4, Vietjet cũng xin đầu tư Dự án Tổ hợp kỹ thuật và dịch vụ hàng không Vietjet tại khu đất 30 ha – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, với tổng mức đầu tư lên tới 3.048 tỷ đồng để xây dựng 1 nhà ga hàng hóa công suất 300.000 ha/năm; khu sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay và chế biến suất ăn.

 

Thanh tra Chính phủ nói về sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên

Thanh tra kiến nghị giao các bộ, ngành liên quan, cùng TISCO, VNS rà soát toàn bộ hợp đồng ký với nhà thầu Trung Quốc MCC để khởi kiện khi cần.

 

Từ chuyện doanh nghiệp FDI ‘tay không bắt giặc’: Phải đi lên từ nội lực

Không phủ nhận vai trò của doanh nghiệp FDI với sự phát triển kinh tế Việt Nam, tuy nhiên hiện tượng doanh nghiệp với vỏ bọc FDI nhưng vốn mỏng, liên tục báo lỗ đang đặt ra ra nhiều vấn đề.

 

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Vietcombank tháng 3/2019

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Ngân hàng Vietcombank vừa công bố mức lãi suất tiết kiệm tháng 3/2019. Dưới đây là bảng cập nhật lãi suất tiết kiệm ngân hàng Vietcombank tháng 2/2019.