Đề thi và đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020

Chủ nhật, 09/08/2020, 09:10 AM

Đề thi và đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020 được chúng tôi giới thiệu trong bài viết này. Mời độc giả cập nhật và theo dõi dưới đây.

Đề thi và đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020

Đề thi và đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020

Đề thi và đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020

Sáng nay 9/8, thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 bước vào bài thi môn Ngữ Văn với thời gian là làm bài 120 phút. Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề thi theo nội dung chương trình học, bám sát cấu trúc, mức độ đề thi của kỳ thi THPT quốc gia 2020.

Đề thi môn Văn THPT quốc gia 2020: 

de thi

* Theo Bộ GD-ĐT, năm nay có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, tăng hơn 13.500 thí sinh so với năm trước. Trong đó, 51.712 (chiếm 5,74%) là thí sinh tự do. Số thí sinh đăng ký dự thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên là 296.158, chiếm 32,9% tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Số thí sinh dự thi bài tổ hợp Khoa học xã hội là 498.516, chiếm 55,38%. So với năm 2019, tỷ lệ thí sinh đăng ký bài tổ hợp Khoa học xã hội tăng, nghĩa là bài tổ hợp Khoa học tự nhiên giảm đi.

Năm 2020, quy chế thi tốt nghiệp THPT có sự điều chỉnh, thí sinh chỉ đăng ký 1 trong 2 bài thi tổ hợp thay vì được dự thi cả 2 để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trong tổng số 900.152 thí sinh, có 643.122 em đăng ký xét tuyển đại học (chiếm 71,45%), giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019. Tổng số nguyện vọng (NV) là 2.490.171, trong đó tập trung phần lớn ở các NV từ 1 đến 5 (chiếm 83,3% tổng số NV).

Năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên kỳ thi đã có nhiều sự thay đổi. Dưới đây là đề thi và đáp án môn môn Toán THPT quốc gia 2020 mã đề 101.

Đáp án môn Văn THPT quốc gia 2020

Bài giải môn Ngữ văn do cô Hà Thị Thuy Thủy, Nguyễn Thị Vân, thầy Nguyễn Ngọc Linh, đến từ trường THPT Anhxtanh, Hà Nội, thực hiện (được đăng tải trên Zing)

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận

Câu 2: Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực sinh trưởng giữa mùa hè ngắn ngủi đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng với mảnh đời thật ngắn ngủi.

Câu 3: Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc cực và vùng sa mạc Sahara:

- Các loài thực vật đều sống ở nơi có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt (nơi lạnh giá, nơi khô cằn).

- Tuy nhiên, các loài thực vật đều có sức sống mãnh liệt, vươn lên, bật trồi, nảy mầm, nở hoa và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khó khăn cũng như nuôi dưỡng sự sống.

- Các loài thực vật đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, phút giây hiện tại.

Câu 4: 

Học sinh nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, suy nghĩ cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý:

- Tương lai được tạo nên từ quá khứ và hiện tại. Bởi vậy, sống hết mình ở hiện tại chính là tiền đề để tạo nên một tương lai tốt đẹp, dù là nhỏ bé. 

- Sống hết mình ở hiện tại sẽ mang lại cho con người những kinh nghiệm vô giá, những trải nghiệm đáng quý và trở thành hành trang đưa con người đến tương lai…

PHẦN II: LÀM VĂN (tham khảo đáp án được báo Lao động đăng tải)

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. 

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

- Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ). 

- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm)

Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. 

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là thái độ quý trọng, nâng niu, tận dụng mọi khoảnh khắc của hiện tại, không bỏ phí dù chỉ một giây phút nhỏ bé.

- Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày: 

+ Mỗi ngày là một phần tạo nên dòng chảy dài của cuộc sống. Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp ta hiểu được ý nghĩa của từng điều nhỏ bé để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.

+ Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, sống có ý nghĩa. 

+ Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là thái độ sống tích cực, chỉ những người biết trân trọng từng khoảnh khắc, tân dụng nó mới có thể tạo nên thành công. 

4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm) Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Bài liên quan