Chủ nhật, 28/04/2019, 15:35 PM
  • Click để copy

Đến Huế chơi gì trong dịp lễ 30/4 - 1/5?

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, ở Thừa Thiên Huế trở nên sôi động khi đang diễn ra Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 8 năm 2019. Đến đây, du khách sẽ có rất nhiều nơi để tham quan, tìm hiểu.

den-hue-choi-gi-trong-dip-le-304-15
Khinh khí cầu rực rỡ ở Cố đô Huế.

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế lần thứ 3năm 2019 chính thức được diễn ra và kéo dài trong ba ngày (từ ngày 27 đến 29/4) tại sân Hàm Nghi (TP. Huế).

Tại đây, các quả khinh khí cầu với đủ hình dáng mới lạ như trái tim, bạch tuộc, con gà… Năm nay, có 7 khinh khí cầu bay tự do, 3 khinh khí cầu bay treo phục vụ du khách và 3 khinh khí cầu mini biểu diễn trong sân Kỳ Đài.

Lễ hội sẽ diễn ra vào buổi sáng bắt đầu từ 5h30 đến 9h, buổi chiều bắt đầu từ 16h30 đến 18h30.

den-hue-choi-gi-trong-dip-le-304-15
Không gian có nhiều sản phẩm các làng nghề truyền thống.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm các làng nghề truyền thống

Nằm trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm các làng nghề truyền thống bên sông Hương đang thu hút rất đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Tại kỳ Festival lần này, có 16 nhóm nghề: Thêu, Kim hoàn, Mộc mỹ nghệ, Đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy, Thư pháp, Tranh, Diều, Dệt - May, Mây tre, Pháp lam, Nhang trầm, Tinh dầu, Lân -  Sư - Rồng, các sản phẩm có thương hiệu và truyền thống lâu đời. 

Không gian ẩm thực chay

Không gian này ở Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán TP. Huế. Chương trình ẩm thực chay diễn ra từ nay đến 2/5.

Tại không gian ẩm thực này, các món chay được các Ni sư chế biến từ thực vật, đa dạng, an toàn và bổ dưỡng, cùng sự từ tâm trong mỗi thao tác chế biến của các ni sư.

Với niềm tin vào sự trường tồn của những giá trị văn hóa lan tỏa trong sâu rộng trong đời sống, chương trình ẩm thực chay sẽ góp phần làm đánh thức lòng yêu thương, tạo nguồn năng lượng lành mạnh cho thân tâm, góp phần bảo vệ môi trường văn hóa tâm linh, môi trường đạo đức xã hội, môi trường sinh thái.

Đây cũng là cách mà nhà Phật muốn chuyển tải đến tâm thức của người dân bản địa tạo nên nếp sống hiền hòa, yên bình, bao dung rất riêng của Huế.

den-hue-choi-gi-trong-dip-le-304-15
Không gian Áo dài và Tơ lụa mang đến cho mọi người được chiêm ngưỡng các bộ áo dài.

Không gian Áo dài và Tơ lụa

Được trưng bày từ nay đến ngày 2/5, tại Trung tâm Văn hóa làng nghề Huế (số 15, đường Lê Lợi), Không gian Áo dài và Tơ lụa đã mang đến cho mọi người được chiêm ngưỡng những bộ áo dài, khăn lụa được làm ra cẩn thận, gia công tỉ mẩn từng đường khâu mũi chỉ.

Không gian gồm các hoạt động triển lãm áo dài, trưng bày, giới thiệu nghề dệt lụa và nghề may áo dài truyền thống Huế, vẽ trên áo dài, thêu trên áo dài, may đo áo dài cho du khách.

Xem Tranh dân gian truyền thống Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam”.

Triển lãm giới thiệu 68 bức tranh tiêu biểu, được chọn lọc từ bộ sưu tập mỹ thuật dân gian truyền thống của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với nhiều dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống, Kim Hoàng (Hà Nội) và tranh thờ Vũ Di (Vĩnh Phúc), Độc Lôi (Nghệ An); 28 bức tranh làng Sình của Nghệ nhân dân gian Kỳ Hữu Phước (thôn Lại Ân, Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Triển lãm là hoạt động ý nghĩa, là dịp để mọi người tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, tôn vinh các dòng tranh dân gian Việt Nam, đặc biệt tôn vinh nghề làm tranh và ý nghĩa của tranh dân gian làng Sình ở Huế, đồng thời, tạo nên sự kết nối, chia sẻ kiến thức, gây dựng tình yêu nghệ thuật đối với thế hệ trẻ.

den-hue-choi-gi-trong-dip-le-304-15
Chiêm ngưỡng những vật dụng cung đình đa dạng.

Quan xưởng triều Nguyễn

Quan xưởng triều Nguyễn qua châu bản và quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt là các triển lãm, trưng bày chuyên đề, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm lưu trữ quốc gia I phối hợp tổ chức.

Đến với triển lãm, bên cạnh những giá trị của tư liệu lịch sử về hoạt động của các quan xưởng triều Nguyễn, người xem còn được chiêm ngưỡng những vật dụng cung đình đa dạng, độc đáo và tinh xảo.

 

Những điểm đến hấp dẫn dịp lễ 30/4 và 1/5 này

Huế, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Lào Cai, Hạ Long... đều là những điểm đến hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 này vì cảnh sắc tuyệt đẹp và những lễ hội độc đáo.

 

Gần 120 nghìn lượt khách lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4-1/5

Tổng lượng khách lưu trú tại Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4-1/5 ước đạt 119.624 lượt khách. Và 712 cơ sở lưu trú du lịch với 29.735 phòng trên địa bàn thành phố đã sẵn sàng mở cửa đón lượng khách ‘khủng’ này.

 

‘Cẩm nang’ cho các ‘tín đồ’ du lịch cần nắm khi có ý định đến Đà Nẵng dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng là thời điểm diễn ra khai mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2018, do đó Sở Du lịch thành phố đang hướng đến việc đón lượng khách tham quan, lưu trú ‘khủng’ nhất từ trước đến nay. Các ‘tín đồ’ du lịch đang lên kế hoạch nghỉ dưỡng chắc hẳn cần lắm ‘cẩm nang’ về những dịch vụ lưu trú, tour tham quan…ở Thành phố bên cầu sông Hàn trong dịp lễ.