Địa ốc 24h: Đất nền lên ngôi, giá đất nền Hà Nội âm thầm tăng

Thứ tư, 06/03/2019, 08:57 AM

Thị trường bất động sản đang đi vào ổn định, nên chung cư không phải là kênh đầu tư tốt. Giá đất nền khu vực ven thủ đô Hà Nội đang âm thầm tăng.

dia-oc-24h-dat-nen-len-ngoi-gia-dat-nen-ha-noi-am-tham-tang
Thị trường bất động sản đang đi vào ổn định, nên chung cư không phải là kênh đầu tư tốt. Giá đất nền khu vực ven thủ đô Hà Nội đang âm thầm tăng. Ảnh minh họa

Giá đất nền khu vực ven Hà Nội âm ỉ... nóng

Do thấy được tiềm năng phát triển nên nhiều người dân đã đổ về các vùng ven đô để “săn” đất nền giá rẻ để ở hoặc đầu cơ. Và đi kèm với đó là giá bất động sản tăng với tốc độ “chóng mặt”.

Thông tin trên Báo Hải Quan, so với thời điểm cuối năm 2018, hiện giá đất nền tại Đông Anh đã tăng từ 3-5 triệu/m2. Hiện một mảnh đất nền có diện tích 50m2 nằm trên trục đường liên xã Hải Bối có giá 26 triệu đồng/m2, trong khi, cuối năm 2018 giá chỉ 20 triệu đồng/m2. Đối với những mảnh đất nằm trong ngõ nhỏ có giá từ 16 đến 20 triệu đồng/m2.

Cũng theo tờ báo, giá đất nền ở huyện Đông Anh chỉ tăng mạnh ở một số xã gần với cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, do giao thông kết với các quận nội thành thuận tiện. Bà Phạm Thị Huệ (xã Võng La – Đông Anh), chủ một mảnh đất ở làng Chài, xã Võng La cho biết đang trong quá trình đàm phán với khách hàng.

dia-oc-24h-dat-nen-len-ngoi-gia-dat-nen-ha-noi-am-tham-tang
Một khách hàng đang tìm hiểu để mua mảnh đất tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh. Ảnh: Đỗ Hòa/Hải Quan

Thông số mảnh đất 180 m2, mặt tiền 12 m và nằm trên trục đường làng rộng 4m được rao bán với giá 16 triệu đồng m2 nhưng người mua đang yêu cầu giảm xuống một triệu đồng/m2. Theo bà Huệ, cuối năm 2018 mảnh đất này được giao bán với giá 12 triệu đồng/m2 song do nhiều mảnh đất nền ở Đông Anh tăng giá nên phải đẩy giá lên.

Tương tự, huyện Hoài Đức cũng có giá bán lên đến cả trăm triệu đồng/m2. Ông Trần Văn Huấn (xã Đức Thượng – Hoài Đức) vừa mới bán xong một căn nhà 4 tầng, 40m2 gần ngã tư Sơn Đồng với giá gần 2 tỷ đồng, mức giá này đã từ 300-500 triệu đồng so với đầu năm 2018.

Tại quận Hà Đông, nhiều lô đất gắn liền với nhà được bán với giá cao ngất ngưởng. Một lô đất 33m, mặt tiền hơn 6m ở La Khê – Hà Đông được rao bán với giá 1,55 tỷ đồng. Theo chủ lô đất này, đây là mức giá đưa ra còn khách hàng vẫn có thể thương lượng để có mức giá phù hợp cho cả người mua và người bán.

Đất nền lên ngôi?

Trong khi đầu tư chung cư không còn hiệu quả, nhiều chuyên gia đánh giá đất nền trong mọi thời điểm luôn luôn là kênh đầu tư sinh lời nhất, có những thời điểm lãi đến 25-30%. Tuy nhiên, đầu tư đất nền chỉ dành cho nhà đầu tư dài hạn chứ không dành cho nhà đầu tư lướt sóng.

Theo báo cáo từ DKRA Việt Nam, năm 2018, thị trường có khoảng 3.700 nền được bán ra, giảm 48% so với năm trước, tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 86%. Giá đất nền tăng trung bình từ 12% đến 15% so với năm trước.

DKRA dự báo, năm 2019, đất nền sẽ tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu, tuy nhiên nguồn cung mới có thể sẽ không tăng và khách hàng cũng cần thận trọng hơn khi quyết định đầu tư.

Trả lời trên VTC, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group cho rằng, từ xưa tới nay, chung cư chưa bao giờ là một kênh đầu tư tốt.

"Tôi cho rằng chung cư chỉ nên có quyền sở hữu có thời hạn, bởi bản thân nó là một sản phẩm tiêu dùng, như xe ô tô. Cho nên chung cư chủ yếu vẫn nên là sản phẩm phục vụ nhu cầu mua để ở, hoặc mua để khai thác cho thuê. Còn nếu mua để đầu tư, chờ lên giá thì rất khó", ông Hưng đánh giá.

dia-oc-24h-dat-nen-len-ngoi-gia-dat-nen-ha-noi-am-tham-tang
 Đầu tư chung cư đã hết thời. Ảnh VTC

Cũng theo ông Hưng, chung cư ở tất cả các nước đều như vậy. Hơn nữa chung cư lại có yếu tố nữa là khấu hao, tỷ trọng tiền sử dụng đất đóng góp trong giá trị căn chung cư không lớn, do đó với sự khấu hao của công trình xây dựng, giá chung cư về mặt lâu dài sẽ không phải một sản phẩm đầu tư tốt. Tuy nhiên, đầu tư để khai thác cho thuê thì lại là phương án tốt.

"Đầu tư chung cư có thể trong ngắn hạn thì có lời. Ví dụ đầu tư vào những thời điểm nhất định như: chủ đầu tư đang bán khuyến mại hoặc mua vào những thời điểm sớm, đóng tiền ít, xây đến đoạn nào đó thì khi bán có chênh lệch. Tuy nhiên, thời kỳ chung cư có thể bán lấy chênh lệch đã qua đi từ mấy chục năm rồi, giờ không còn nữa", ông Hưng phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Hưng, đến nay khi thị trường đi vào ổn định thì không có nhiều dự án có được cơ hội tăng giá như vậy nữa.

Do đó phải xác định lại rằng chung cư không phải là 1 sản phẩm để đầu tư tốt. Theo thống kê của Cen Group, tỷ lệ người mua chung cư sau đó nhận nhà và bán lại chỉ chiếm chưa đến 10%, khoảng 9 – 10%, đôi khi không phải mục đích đầu tư mà vì họ mua xong thấy không hợp lý và họ bán lại.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cũng không cao, chỉ khoảng 5 – 10% trong vòng 2, 3 năm thì không có giá trị, thấp hơn gửi tiết kiệm.

5 "ông lớn" đua vào "siêu" dự án Bình Quới - Thanh Đa

Chánh Văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan vừa cho biết một số thông tin liên quan đến dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa ở phường 28, quận Bình Thạnh. Đáng chú ý nhất là TP đang xem xét điều chỉnh lại ranh dự án này.

Theo ông Hoan, dự án Bình Quới - Thanh Đa được 5 nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nhiều nhà đầu tư có tiềm năng lớn, họ đưa ra nhiều chính sách tốt như sẵn sàng cam kết ký quỹ hơn 3 tỉ USD, hỗ trợ bồi thường.

Ngược lại, nhà đầu tư cũng yêu cầu nếu trúng thầu thì được hưởng một số chính sách ưu đãi; đồng thời trả lời rõ  thời gian thực hiện, giao đất.

Ông Hoan cho biết sắp tới, TP rà soát lại quy hoạch cũ, điều chỉnh dự án Bình Quới - Thanh Đa cho phù hợp thực tế. Quy hoạch trước đây do nhà đầu tư cũ đề xuất không còn phù hợp, thực tế cũng có nhiều biến động như TP có chủ trương tạm thời cấp giấy phép xây dựng tạm trong vùng quy hoạch.

dia-oc-24h-dat-nen-len-ngoi-gia-dat-nen-ha-noi-am-tham-tang
Bình Quới - Thanh Đa là dự án bị "treo" lâu nhất TP

Là một trong những dự án bị "treo" lâu nhất TP - Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được TP phê duyệt vào năm 1992. Dự án này có quy mô sử dụng đất hơn 400 ha được quy hoạch xây dựng thành công trình với đầy đủ chức năng, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 50.000 người.

Năm 2004, dự án được giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do thiếu năng lực nên đơn vị này không triển khai được. Đến năm 2010, chính quyền TP đã thu hồi quyết định.

Mặc dù có nhiều động thái nhưng mãi đến cuối năm 2015, Liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được UBND TP chỉ định là nhà đầu tư dự án với số vốn hơn 30.000 tỉ đồng.

Sau đó, Emaar Properties PJSC đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ tới lúc được bàn giao đất sạch. Hiện chỉ còn lại tập đoàn Bitexco "ôm" dự án này và TP có văn bản xin ý kiến Thủ tướng.

 

TS. Bùi Trinh: Cổ phần hóa có giúp doanh nghiệp nhà nước ‘hóa rồng’?

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là cần thiết nhưng nếu chỉ chạy theo số lượng, làm theo phòng trào không những không giúp doanh nghiệp “hóa rồng” mà nhà nước có thể mất thêm hàng nghìn tỷ đồng.

 

HoREA đề xuất tăng hệ số điều chỉnh giá đất 8,33% năm 2019

Cho rằng, mức đề xuất tăng hệ số điều chỉnh giá đất từ 19% đến 30% của Liên Sở Tài chính và Tài nguyên Môi trường TP HCM là quá cao, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đề nghị chỉ tăng từ 5%-8,33%.

 

Cò đất 'náo loạn' vùng quê Đà Nẵng, chính quyền ra văn bản cảnh báo

UBND huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, cho biết vừa có văn bản khẩn gửi 11 xã trên địa bàn về việc chấn chỉnh tình trạng mua bán đất trên địa bàn huyện.