Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải: Mua dao, thớt ngoài chợ làm vật chứng

Thứ hai, 04/05/2020, 19:11 PM

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, theo dự kiến ngày 6-8/5 tới đây, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao sẽ xét xử Giám đốc thẩm, đây là vụ án đã xảy ra từ 2008, với nhiều tình tiết kỳ lạ.

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, kỳ án 12 năm.

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, kỳ án 12 năm.

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, đây là vụ kỳ án xảy ra 12 năm về trước kéo dài đến nay, nhận được sự quan tâm của dư luận.

Dự kiến từ ngày 6/5 đến ngày 8/5 tới đây, Hội đồng thẩm phán TAND tối caoTAND tối cao sẽ xét xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải bị kết án về các tội “giết người”, "cướp tài sản” diễn ra từ 2008 kéo dài đến nay.

Phiên tòa giám đốc thẩm này sẽ do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Vụ án này được mệnh danh là kỳ án với nhiều diễn biến kỳ lạ bất ngờ.

Hồ Duy Hải và thân phận tử tù được hoãn thi hành án "phút 89"

Theo nội dung vụ án, năm 2007 Hồ Duy Hải quen biết hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An). Sáng 14/1/2008, hai nữ nhân viên này bị sát hại dã man tại nơi làm việc.

Ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải bị bắt. Hồ sơ thể hiện Hải là hung thủ duy nhất giết người tại Bưu điện Cầu Voi. Sau đó, Hải bị kết án tử hình về tội giết người và 5 năm tù về tội cướp tài sản.

Bản án sơ thẩm (2008) và phúc thẩm (2009) tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về hành vi dùng thớt, ghế và dao để giết 2 nạn nhân.

Đáng chú ý, sau khi những bản án được tuyên, mẹ bị án Hồ Duy Hải liên tục kêu oan cho con. Bản thân tử tù này cũng làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm hình phạt tử hình

Nhưng ngày 24/10/2011, Viện trưởng Viện KSND tối caoViện KSND tối cao ban hành quyết định không xem xét kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải.

Ngày 17/5/2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình của Hồ Duy Hải. Từ đây, Hồ Duy Hải và mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Loan cùng luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP HCM) quyết liệt có đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải.

Bất ngờ, ngày 4/12/2014, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản thông báo tới các cơ quan chức năng, về việc Văn phòng Chủ tịch nước đã nhận được đơn kêu oan của mẹ bị án Hồ Duy Hải nên đã yêu cầu Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh Long An tạm dừng thi hành án để xem xét rõ trường hợp Hồ Duy Hải có bị kết án oan, sai hay không.

Ngày 4/12/2014, Hội đồng thi hành án tử hình Long An ra quyết định hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Ngày 5/6/2018, Văn phòng thường trực ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ có công văn đề nghị Viện KSND tối cao cung cấp thông tin để trả lời kháng thư của Liên Hiệp Quốc về trường hợp của Hồ Duy Hải.

Ngày 23/7/2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết dứt điểm vụ án.

Sau đó 1 ngày, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước đề nghị Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.

Sau thời gian nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, Viện Trưởng Viện KSND Tối cao đã quyết định kháng nghị đề nghị hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Long An, bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử và tuyên phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người và cướp tài sản để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, Viện trưởng Viện KSND Tối cao cũng quyết định tạm đình chỉ thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Mua dao, thớt ngoài chợ vì... khám nghiệm hiện trường xong đốt luôn vật chứng

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, một trong những tình tiết kỳ lạ được dư luận chú ý trong vụ kỳ án này đó là việc vật chứng vụ án bị tiêu hủy ngay sau khi khám nghiệm.

Hơn thế nữa, đó là việc khi thiếu một số vật chứng trong vụ án như con dao, cái thớt, cái ghế thì cơ quan điều tra đã yêu cầu một số người ra chợ mua con dao, cái thới khác để thay vào.

Theo kháng nghị của Viện Trưởng Viện KSND tối cao: Trong hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải, cáo trạng xác định khoảng sau 20h30 ngày 13/1/2008, Hải dùng thớt, dao và ghế inox để sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi.

Như vậy, thớt, dao, ghế là vật chứng quan trọng, mang dấu vết của tội phạm. Tuy nhiên, khám nghiệm hiện trường đã ghi nhận, chụp ảnh những vật chứng này nhưng không được thu giữ để truy nguyên, và sau đó cơ quan điều tra có động thái cho người mua mới những vật chứng này để bổ sung, đưa vào hồ sơ vụ án.

Cụ thể, dựa trên lời khai của một số người dọn dẹp hiện trường là các ông Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Tuấn Ngọc, ngày 14/1/2008, trong lúc tham gia dọn dẹp hiện trường những người này đã phát hiện một con dao rất mới và sạch, không có dấu vết, được đút vào sau tấm bảng treo đối diện cầu thang nhà bếp, gần chỗ 2 nạn nhân bị giết.

Sự việc được báo cho Công an xã và huyện nhưng Công an bảo rằng “chắc không có gì đâu, bỏ đi”. Vì vậy họ đã dùng con dao đó để cạo vết máu còn dính trên nền gạch rồi đem dao đi đốt bỏ.

Ngày hôm sau, Công an cho tìm lại con dao này nhưng không tìm được, kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.

Theo hồ sơ vụ án, khi được cơ quan điều tra yêu cầu, ông Nguyễn Văn Thu ra chợ mua một con dao khác để thay vào. Ông này từng khẳng định: “Tôi xác định con dao này là do tôi mua, giao nộp cho công an”. Biên bản và bản vẽ mô phỏng con dao do ông Thu mua mới, giao nộp cho cơ quan điều tra được lập ngày 21/3/2008.

Bản vẽ mô phỏng con dao được người dọn hiện trường mua mới. (Ảnh: Thanh Niên).

Bản vẽ mô phỏng con dao được người dọn hiện trường mua mới. (Ảnh: Thanh Niên).

Về chi tiết này, kháng nghị của Viện KSND Tối cao chỉ rõ: Bản vẽ con dao cũng do cơ quan điều tra vẽ trước và không phải do chính những người trên vẽ ra.

Quá trình điều tra, Hải cũng không tự vẽ con dao; việc nhận dạng con dao là do điều tra viên vẽ trước rồi đưa Hải nhận dạng.

Tương tự, cái thớt được cho là vật chứng mà Hồ Duy Hải dùng để đập đầu nạn nhân cũng không được cơ quan điều tra thu giữ khi khám nghiệm hiện trường.

Hơn 5 tháng sau, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, ngày 24/6/2008, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của 2 nạn nhân) mới đi mua 1 cái thớt gỗ khác về nộp cho cơ quan điều tra để làm vật mô phỏng.

Bên cạnh đó, theo kháng nghị của Viện KSND Tối cao, đối với chiếc ghế xếp bằng inox, Hải khai dùng đập vào đầu nạn nhân, biên bản khám nghiệm hiện trường ghi nhận ghế có mã số HPN2 447052. Nhưng thời điểm đó, cơ quan điều tra cũng không thu giữ vật chứng này.

Mãi hơn 2 tháng sau, cơ quan điều tra thu giữ một chiếc ghế inox hiệu Hòa Phát có mã số hoàn toàn khác, là HPM2 44705.

Ngoài ra, kháng nghị còn nêu ra hàng loạt mâu thuẫn, sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tố tụng.

Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An ngày 11/4/2008. (Ảnh: Thanh Niên).

Kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An ngày 11/4/2008. (Ảnh: Thanh Niên).

Bên cạnh đó, một tình tiết quan trọng nữa đó là bản kết luận giám định số 158 ngày 11/4/2008 lại chỉ ra: Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án không trùng khớp với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải.

Tương tự, những mẫu máu thu được tại hiện trường vụ án, mãi 4 tháng sau mới được đưa đi giám định. Phân viện Khoa học hình sự tại TP HCM chỉ có thể kết luận "là máu người, nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân hủy".

Diễn biến mới nhất vụ án Hồ Duy Hải, phiên giám đốc thẩm ra sao sẽ được chúng tôi cập nhật.

Bài liên quan