Doanh thu giảm, Habeco đang nợ ‘đầm đìa’ 8 nhà băng

Thứ tư, 01/08/2018, 07:05 AM

Doanh thu, lợi nhuận của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) Quý 2/2018 tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ 2017, cùng với đó là khoản vay nợ khủng từ các nhà băng.

doanh-thu-loi-nhuan-giam-habeco-dang-no-dam-dia-8-nha-bang
Doanh thu, lợi nhuận giảm Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đang nợ ‘đầm đìa’ 8 nhà băng. Ảnh minh họa

Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018 trong đó kết quả kinh doanh, lợi nhuận của hãng bia số 1 miền Bắc đã tụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể, Quý 2/2018 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Habeco 2.928 tỷ đồng giảm gần 30 tỷ đồng so với thời điểm Quý 2/2017 (2.958 tỷ đồng); Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 2.950 tỷ đồng Quý 2/2017 xuống còn 2.912 tỷ đồng vào Quý 2/2018.

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Habeco trong Quý 2/2018 chỉ còn 698,725 tỷ đồng trong khi vào Quý 2/2017 là 772,024 tỷ đồng.

Tương tự, lợi nhuận thuần từ kinh doanh của Habeco trong Quý 2/2018 cũng giảm còn 261,325 tỷ đồng so với 272,499 tỷ đồng thời điểm Quý 2/2017.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát giảm từ 203,203 tỷ đồng Quý 2/2017 xuống còn 200,516 tỷ đồng Quý 2/2018. Lãi trên cổ phiếu suy giảm từ 876 đồng/cổ phiếu vào Quý 2/2017 xuống còn 865 đồng/cổ phiếu Quý 2/2018.

Đáng nói phần lợi nhuận Habeco có được Quý 2/2018 có đến hơn 29 tỷ đồng từ lãi vay ngân hàng.

doanh-thu-loi-nhuan-giam-habeco-dang-no-dam-dia-8-nha-bang
Lợi nhuận, doanh thu của Habeco giảm

Cùng với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, Habeco đang vay và nợ thuê tài chính lớn. Nếu gộp cả khoản vay ngắn hạn 495,027 tỷ đồng và khoản vay dài hạn 333,921 tỷ đồng thì tổng số tiền vay của Habeco tính đến hết Quý 2/2018 lên đến hơn 800 tỷ đồng.

Trong khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng của Habeco tính đến 30/6/2018 là 427,357 tỷ đồng. Trong đó khoản vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhiều nhất hơn 170,568 tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 80,773 tỷ đồng. Habeco đang vay ngắn hạn Agribank 66,254 tỷ đồng…

Trong số khoản vay hơn 333,921 tỷ đồng dài hạn, Habeco đang là “con nợ” lớn của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam với số tiền lên đến 176 tỷ đồng; nợ VPBank 57 tỷ đồng. Đáng nói Habeco đang nợ văn phòng tỉnh ủy Phú Thọ 2,668 tỷ đồng, khoàn tiền này không được Habeco thuyết minh.

doanh-thu-loi-nhuan-giam-habeco-dang-no-dam-dia-8-nha-bang
Habeco nợ "đầm đìa"

Tính đến ngày 30/6/2018, vốn chủ sở hữu của Habeco là 2.318 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ hơn 1.895 tỷ đồng (chiếm 81,79% cổ phần), Carlsberg nắm giữ hơn 400 tỷ đồng vốn góp (hươn 17% cổ phần) còn lại là các cổ đông khác.

Đáng nói dù kết quả lợi nhuận, kinh doanh Habeco giảm sút nhưng tiền lương thù lao và các khoản thu nhập khác của thành viên HĐQT, ban giám đốc, ban kiểm soát và kế toán trưởng của Habeco tăng mạnh.

Trong báo cáo tài chính nêu rõ khoản tiền lương thù lao và khoản thu nhập khác của lãnh đạo Habeco lên đến 2,103 tỷ đồng, trong khi cùng khoản chi phí này vào Quý 2/2017 chỉ là 1,640 tỷ đồng.

Trước đó, đại hội cổ đông Habeco (mã chứng khoán BHN - HOSE) đặt mục tiêu doanh thu 8.895 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2017.

Kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 23% lên mức 811,4 tỷ đồng. Hội đồng quản trị Habeco cũng trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 20%.

Tính riêng trong năm 2017, sản lượng tiêu thụ của sản phẩm này đã giảm 60 triệu lít, bằng 75,9% so với năm 2016. Tỷ trọng tiêu thụ bia chai 450ml đỏ trong tổng sản lượng tiêu thụ bia thương hiệu Hà Nội đã giảm từ 47,7% năm 2016 xuống còn 39,6% năm 2017. Tốc độ tiêu thụ sụt giảm trên toàn bộ 32 thị trường.

Habeco đưa ra hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của bia chai Hà Nội 450 ml. Cụ thể, về sản phẩm, do những người có thu nhập khá trở lên có xu hướng dịch chuyển sang những sản phẩm cao cấp hơn, chưa kể người tiêu dùng đang dần chuyển từ những chai có dung tích lớn sang những chai có dung tích nhỏ và chú ý hơn đến bao bì sản phẩm.

Những đặc tính từng là điểm mạnh của Bia Hà Nội chai 450 ml như dung tích lớn, giá bình dân, thương hiệu truyền thống không còn phù hợp. Đặc biệt là việc tiếp cận những đối tượng ở khu vực thành thị.

Về kênh phân phối, do chưa được quản lý chặt chẽ giá bán cũng khiến kinh doanh sản phẩm Bia chai 450 đỏ không có lãi, trong khi đối thủ cạnh tranh đảm bảo được lợi nhuận ổn định cho khách hàng.

Trong năm 2018, Habeco dự kiến sẽ tiêu thụ hết 500 triệu lít sản phẩm chính trong đó bia Hà Nội chiếm 496,3 triệu lít, còn nước uống đóng chai Uniaqua chiếm 3,7 triệu lít, tăng trưởng lần lượt 3,6% và 28,3% so với năm 2017.

Link gốc: http://baosuckhoecongdong.vn/doanh-thu-giam-habeco-dang-no-dam-dia-8-nha-bang-56572.html

 

Habeco ‘ghế nóng’ đổi chủ có đổi vận?

Bộ Công Thương vừa có quyết định về việc cử đại diện vốn Nhà nước tại Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) giữa bối cảnh doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.

 

Bộ Tài chính quyết truy thu tiền phạt, tiền chậm nộp thuế của Sabeco và Habeco

Bộ Tài chính vừa có công văn hỏa tốc gửi Bộ Công Thương về việc xử lý thuế tiêu thụ đặc biệt tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nộ (Habeco).

 

Truy thu thuế tại Sabeco và Habeco

Phó Thủ tướng yêu cầu Kiểm toán nhà nước rà soát toàn bộ nội dung kết luận về việc: Sabeco, Habeco nộp bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt, nộp tiền phạt chậm nộp và nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.