Dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới

Thứ tư, 13/05/2020, 16:38 PM

Dự báo giá xăng dầu trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng khi diễn biến thị trường thế giới đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

giaxang_20200115154454

Dự báo giá xăng trong tuần tới từ các chuyên gia

Dự báo giá xăng dầu thời gian tới sẽ tăng mạnh trở lại là nhận định được các chuyên gia kinh tế đưa ra sau khi diễn biến dịch Covid-19 đang lắng xuống.

Chiều 13/5, sau 8 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong 5 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã tăng trở lại.

Cụ thể: Xăng E5RON92 tăng 578 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 604 đồng/lít;cdầu diesel 0.05S: giảm 84 đồng/lít; dầu hỏa giảm 83 đồng/lít; dầu mazut giảm 125 đồng/kg.

Sau điều chỉnh, xăng E5RON92 không cao hơn 11.520 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 12.235 đồng/lít; dầu diesel 0.05S không cao hơn 9.857 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 7.882 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 8.545 đồng/kg.

Đây là thông tin đã được dự đoán trước nhất là khi giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới cũng đang tăng trở lại trong các phiên gần đây.

Nhiều chuyên gia kinh tế tài chính dự báo giá xăng dầu sẽ còn tiếp tục tăng, đó cũng là điểm tất yếu khi thời gian qua do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều nhà máy, công xưởng sản xuất đóng cửa, người dân cũng hạn chế ra đường và giá xăng vì thế đã giảm chạm đáy.

"Chúng ta đã thấy giá dầu có lúc về ngưỡng giảm kỷ lục. Nay các nền kinh tế hồi phục thì nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu cũng tăng cào và vì vậy giá xăng tăng là điều hiển nhiên", một chuyên gia kinh tế đánh giá.

Một thông tin cũng đáng chú ý dẫn đến nguyên nhân của việc dự báo giá xăng dầu tăng trong thời gian tới đó là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (được biết đến là OEPC+) thông báo sẽ quyết định giảm sản lượng để đối phó với giá xăng dầu tụt nhiều trong thời gian qua.

Tờ Reuters đưa tin, giá cả các loại dầu đều tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/5) sau khi nhà lãnh đạo OPEC, Arab Saudi, cho biết sẽ nâng mức sản lượng giảm trong tháng 6, và các thành viên khác của tổ chức xuất khẩu dầu muốn kéo dài thoả thuận giảm sản lượng sâu hơn trong thời gian dài hơn cam kết ban đầu.

Tháng 4, OEPC+, đã quyết định giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày cho tháng 5 và tháng 6, đánh dấu một mức giảm kỉ lục, để đối phó với nhu cầu nhiên liệu trên thế giới giảm 30% vì đại dịch Covid-19.

Hôm 13/5, nhiều nguồn tin cho biết OPEC và các đồng minh muốn duy trì mức giảm 9,7 triệu thùng/ngày sau tháng 6, thời điểm diễn ra cuộc họp tiếp theo của OPEC+.

Đầu tuần, Arab Saudi cho hay sẽ tăng mức cắt sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày vào tháng tới, đưa tổng lượng sản xuất xuống còn 7,5 triệu thùng/ngày, giảm gần 40% so với tháng 4.

Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Kuwait cũng cam kết giảm thêm tổng cộng 180.000 thùng/ngày.

Trong khi Kazakhstan đã yêu cầu các nhà sản xuất trong các mỏ dầu lớn và vừa cắt sản xuất khoảng 22% trong tháng 5 và tháng 6, sản lượng từ khu vực dầu hàng đầu của Nga ở phía tây Siberia dự kiến sẽ giảm 15% trong năm nay, đúng với thỏa thuận của OPEC .

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết họ dự báo nhu cầu dầu trên toàn thế giới sẽ giảm 8,1 triệu triệu thùng/ngày xuống còn 92,6 triệu triệu thùng/ngày, một mức điều chỉnh lớn so với báo cáo trước đó.

Cơ quan cũng hạ dự báo nguồn cung của Mỹ trong năm nay, đang giảm từ 540.000 triệu thùng/ngày xuống còn 11,69 triệu triệu thùng/ngày, và cho biết tổng cung trên toàn thế giới sẽ là 95,2 triệu triệu thùng/ngày.

Các quốc gia sản xuất dầu thô của Mỹ đã giảm sản lượng, vì giá sụp đổ khiến các nhà sản xuất độc lập và tích hợp giảm hoạt động. Giá dầu thô giao sau của Mỹ đã giảm khoảng 60% từ đầu năm đến nay...

Thủ tướng yêu cầu không tăng 'sốc' giá xăng dầu

Ngày 13/5, Văn phòng Chính phủ cho biết vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá quý I/2020.

Trong đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý với công tác quản lý, điều hành một số mặt hàng thiết yếu gồm giá điện và giá xăng dầu.

Cụ thể với xăng dầu, Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để điều hành giá ổn định hoặc không tăng giá đột biến, góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước, hỗ trợ đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài liên quan