Đường đi bộ 64 tỉ ven sông Tô Lịch, hoang tàn, nhếch nhác

Thứ sáu, 19/08/2022, 13:27 PM

Sau hơn 2 năm đưa vào sử dụng, đường đi bộ ven sông Tô Lịch tạm dừng hoạt động để phục vụ Dự án xử lý nước thải Yên Xá. Tuyến đường “trị giá” 64 tỉ trở nên hoang tàn, nhếch nhác thành nơi tập kết rác, phóng uế,…

Trung tuần tháng 7/2022, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện “đóng” đường đi bộ ven sông Tô Lịch để đảm bảo an toàn tại công trường thi công dự án xử lý nước thải Yên Xá.

Tháng 1/2019, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã đầu tư xây dựng tuyến đường đi bộ ven sông Tô Lịch với tổng kinh phí 64 tỉ đồng. Đây là một hạng mục nằm trong dự án xén mở rộng đường Láng đoạn từ Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở (quận Đống Đa).

 Tuyến đường đi xe đạp, đi bộ dọc sông Tô Lịch được Sở Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động từ năm 2019.

 Tuyến đường đi xe đạp, đi bộ dọc sông Tô Lịch được Sở Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động từ năm 2019.

Ý tưởng làm con đường ven sông là quá tuyệt, nó sẽ góp phần thay cảnh quan đô thị, con sông Tô Lịch sẽ đẹp hơn, thoáng hơn và thơ mộng hơn. 

Thời điểm tuyến phố được đưa vào sử dụng, người dân nơi đây mừng rỡ vì có tuyến đường sạch đẹp, thông thoáng dành cho người đi xe đạp, đi bộ, tập thể dục thể thao dọc sông Tô Lịch.

 Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, tuyến đường đi bộ dọc sông Tô Lịch tạm thời đóng cửa từ trung tuần tháng 7/2022.

 Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, tuyến đường đi bộ dọc sông Tô Lịch tạm thời đóng cửa từ trung tuần tháng 7/2022.

Ngăn cách giữa tuyến đường đi bộ dọc sông Tô Lịch với đường Láng là đảo cây xanh có chiều rộng trung bình từ 3m - 5m.

Người dân trong khu vực ven sông vui mừng vì có được con đường đẹp. Thành phố Huế có con đường đi bộ ven sông Hương nổi tiếng, là nơi người dân địa phương sinh hoạt, thể dục, hóng mát và cũng là điểm đến của du khách. Đường đi bộ ven sông Tô Lịch cũng có tham vọng đó, ít nhất cũng phục vụ người dân trong khu vực.

 Tuyến đường bị Dự án xây dựng hạ tầng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá nuốt trọn. 

 Tuyến đường bị Dự án xây dựng hạ tầng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá nuốt trọn. 

Thế nhưng, chỉ hơn 2 năm sau khi đưa vào hoạt động tuyến đường đi bộ dọc sông Tô Lịch đã buộc phải tạm thời đóng của từ trung tuần tháng 7/2022 để đảm bảo an toàn tại công trường thi công dự án xử lý nước thải Yên Xá.

Dọc tuyến đường từ Ngã Tư Sở có tất cả 20 điểm rào chắn kín trên tuyến đi bộ dọc đường Láng. Do vậy, tuyến đường không còn phù hợp, đảm bảo an toàn với người đi bộ, đi xe đạp tập thể dục tại đây.

 Suốt dọc tuyến đường có 20 điểm rào chắn kín

 Suốt dọc tuyến đường có 20 điểm rào chắn kín

Do vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã đề xuất Sở GTVT cho phép tạm dừng không khai thác tuyến đường đi bộ trong thời gian thực hiện dự án cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình. Bố trí hai đầu tuyến đường biển báo thông báo dừng khai thác và tổ chức rào chắn.

Các hạng mục dự án thi công là đào các hố sâu tại một phần vị trí mặt đường đi bộ để xây các giếng thi công kỹ thuật, sau đó sẽ làm các hố ga thu gom, xử lý nước thải. Theo tiến độ, sau khi xây xong các hố ga thu nước, đơn vị thi công sẽ lắp đặt các đường ống dẫn nước thải về nhà máy ở Yên Xá (Thanh Trì) để xử lý.

 Bên trong một điểm rào chắn đối diện 1036 đường Láng.

 Bên trong một điểm rào chắn đối diện 1036 đường Láng.

Theo ông Đặng Việt Trung, Phó Giám đốc Ban Hạ tầng và nông nghiệp Hà Nội (chủ đầu tư dự án) cho biết, sau khi hoàn thành gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, các đơn vị thi công đang tập trung thi công các gói thầu giếng kỹ thuật. Toàn bộ dự án có hơn 100 giếng kỹ thuật, bắt đầu từ đoạn đầu sông Tô Lịch ở Tây Hồ đến nhà máy ở Thanh Trì.

Theo ông Trung, các giếng kỹ thuật này với chiều rộng từ 7 - 8 mét, sâu 14 mét, khi thi công dự án giếng kỹ thuật có chức năng là nơi đưa hệ thống thiết bị xuống để khoan ở lòng đất, sau đó đưa ống dẫn nước vào; sau khi dự án thi công xong, giếng kỹ thuật sẽ là các hố ga thu gom nước thải, cửa kỹ thuật bảo dưỡng, bảo trì.

 Sau hơn một tháng bị rào chắn, tuyến đường đi bộ trở nên nhếch nhác, xuống cấp trông thấy.

 Sau hơn một tháng bị rào chắn, tuyến đường đi bộ trở nên nhếch nhác, xuống cấp trông thấy.

Ông Trung cho biết, từ giếng kỹ thuật, việc lắp đặt đường ống sẽ được khoan ngầm nên dự án không đào mặt đường, bờ kè dọc sông Tô Lịch.

Về việc đóng đường dạo ven sông Tô Lịch, ông Trung cho biết, để đảm bảo trong quá trình thi công, việc đóng đường đi bộ phải thực hiện, tuy nhiên Ban Hạ tầng và nông nghiệp cũng yêu cầu các nhà thầu thực hiện phương án thi công nhanh gọn, thi công xong đoạn nào hoàn trả mặt bằng đoạn đóchậm nhất đến tháng 12/2024 đoạn thi công chậm nhất của dự án sẽ xong.

 Đây trở thành nơi tập kết rác thải xây dựng.

 Đây trở thành nơi tập kết rác thải xây dựng.

Xung quanh việc tạm dừng hoạt động tuyến đường đi bộ để phục vụ thi cônglắp đặt các ống dẫn nước thải nhiều ý kiến cho rằng, đơn vị thi công sẽ tiếp tục đào bờ kè, mặt đường đi bộ vừa được xây xong để thi công dự án, điều này sẽ gây nên sự lãng phí, tốn kém.

Con đường bị hư hại, đảo cây xanh bị phá bỏ một phần, cây cỏ mọc um tùm, số tiền 64 tỉ đầu tư cho công trình này rất không hiệu quả.

 Cả thủy tinh vỡ cũng được vứt bở ngay lối ra vào công trường tiếp giáp với đường Láng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khu vực này.

 Cả thủy tinh vỡ cũng được vứt bở ngay lối ra vào công trường tiếp giáp với đường Láng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông khu vực này.

Trong khi đó là hai công trình đều của thành phố Hà Nội, nhưng đã không tính toán để triển khai thực hiện hợp lý, hiệu quả, không gây lãng phí ngân sách.

Nếu làm con đường đi bộ ven sông Tô Lịch, để rồi sau đó ngăn lại không cho đi bộ, vì phải thi công dự án xử lý nước thải, thì làm để làm gì.

Tại sao không để xây dựng xong dự án xử lý nước thải, làm cho sông Tô Lịch sạch sẽ, không còn mùi hôi thôi, rồi hãy làm con đường ven sông?

 

 

Một phần đảo cây xanh cũng bị quây rào làm công trường thi công.

 

 

Hàng loạt cây hoa được trồng lại sau khi thi công hạ tầng dự án xử lý nước thải Yên Xá.

 

 

Rác thải tập kết ngay phía trước tấm biển cấm đổ rác.

 

 

Bên trong một điểm rào chắn công trường.

 

 

Phía ngoài cổng công trường luôn có biểm cấm vào, cấm đổ rác.

 Đường đi bộ trở thành nơi tập kết rác thải, phóng uế.

 Đường đi bộ trở thành nơi tập kết rác thải, phóng uế.