EVN năm nào cũng lãi vì sao giá điện vẫn tăng?

Thứ năm, 19/12/2019, 07:08 AM

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, tính chung năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN lãi 698,701 tỷ đồng, chưa tính chênh lệch tỷ giá.

nam-nao-cung-lai-vi-sao-evn-van-de-xuat-tang-gia-dien
Năm nào cũng lãi vì sao EVN vẫn đề xuất tăng giá điện?. Ảnh minh họa

Tại buổi họp báo “Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2018 của EVN và kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2020” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây. Theo đó, năm 2018, doanh thu bán điện đạt 332.983,34 tỷ đồng, tăng 14,84% so với năm 2017. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện năm 2018 là 1.731,04 đ/kWh, tăng 4,3% so với năm 2017.

Tổng chi phí khâu phát điện là 255.679,98 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.329,17 đ/kWh.

Tính chung năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh điện của EVN lãi 698,701 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2018 là 0,47%.

Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, ông Nguyễn Anh Tuấn, năm 2018 vẫn còn các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện. Các chi phí đó bao gồm một phần khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện theo hợp đồng mua bán điện của năm 2015 và khoản chênh lệch tỷ giá của cả năm 2017 sẽ được đưa vào chi phí năm 2018. 

Theo tính toán, tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2018 tăng mạnh tới 1,37% so với năm 2017 khiến tổng giá trị các khoản này lên tới khoảng 3.090,9 tỷ đồng.

Trước đó, báo cáo tài chính năm 2018 hợp nhất được kiểm toán bởi Deloitte. 

Theo đó, năm 2018, EVN đạt doanh thu 338.500 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm trước. Do đó, lợi nhuận gộp tăng hơn 20%, tương ứng tăng 9.000 tỷ lên hơn 53.000 tỷ đồng.

Song chi phí tài chính đã ngốn gần một nửa lợi nhuận gộp khi lên tới 29.000 tỷ đồng. Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng khiến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 9.076 tỷ đồng và sau thuế là 6.817 tỷ, tăng nhẹ so với mức 6.593 tỷ đồng năm 2017. Dù vậy đây vẫn là mức lợi nhuận lớn nhất của EVN kể từ năm 2012.

Tính đến 31/12/2018, tập đoàn này có tổng tài sản đạt 706.504 tỷ đồng. Nợ phải trả gần 490.000 tỷ. Chiếm lớn nhất trong khoản mục này là nợ vay tài chính ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 45.069 tỷ và 360.007 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của EVN cũng tăng lên 217.446 tỷ đồng.

Đặc biệt, EVN có 50.205 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, trong đó tiền mặt gửi ngân hàng không kỳ hạn khoảng 34.208 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền là 15.772 tỷ.

Các khoản đầu tư tài chính đạt 44.999 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm trước. Lỗ chênh lệch tỷ giá đến cuối năm 2018 của EVN còn 4.256 tỷ, giảm đi đáng kể so với mức 4.951 tỷ năm trước đó.

Cuối tháng 3/2019, Chính phủ đã quyết định tăng giá điện 8,36^ lên mức 1.864 đồng/kWh. Việc tăng giá này đã vấp phải làn sóng phản đối lớn trong dư luận.

Liên quan đến số tiền EVN thu được từ việc điều chỉnh tăng thêm 8,36% giá điện lần này, ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện từ ngày 20/3.

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng doanh thu năm 2017 của “siêu doanh nghiệp” này đạt 299.346 tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2016.

Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của EVN đạt 6.593 tỷ đồng, tăng tới 28%.

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu của EVN đã tăng rất mạnh từ mức 1,86% của năm 2016 lên 2,2% năm 2017.

Dù EVN liên tục lãi nhưng vẫn muốn tăng giá điện? Liệu năm 2020 giá điện có tăng?

 

Dự án mở rộng 3 nhà máy thủy điện của EVN: Chủ đầu tư xoay xở vốn thế nào?

Để sắp tới có thêm hơn 1.000 MW từ nguồn thủy điện bổ sung vào hệ thống công suất điện quốc gia, chủ đầu tư – Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cần có khoản tiền trên 15 ngàn tỷ đồng. Mức đầu tư này không phải nhỏ trong bối cảnh EVN đã ngừng nhận các khoản vay ưu đãi nước ngoài và không còn bảo lãnh vay từ Chính phủ.

 

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương: EVN chọn đúng lúc trời nắng nóng để tăng giá điện...

Thảo luận về việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) cho rằng, tăng giá điện ai cũng nói lợi nhưng lợi đâu chẳng thấy...

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/evn-nam-nao-cung-lai-vi-sao-gia-dien-van-tang-146323.html