Facebook kiện công ty khác vì ăn cắp thông tin người dùng

Thứ ba, 12/03/2019, 13:47 PM

Facebook đã kiện hai nhà sản xuất Ukraina vì phát triển ứng dụng câu đố nhằm ăn cắp thông tin cá nhân của người dùng.

facebook-kien-nha-san-xuat-ung-dung-vi-an-cap-thong-tin-nguoi-dung

Hai nhà sản xuất người Ukraina có tên Gleb Sluchevsky và Andrey Gorbachov đã thực hiện kế hoạch trong nhiều năm để đánh cắp thông tin người dùng, đưa quảng cáo vào bảng tin của nạn nhân.

Từ năm 2017 đến 2018, nhiều nạn nhân đã bị lôi kéo cài đặt các tiện ích về tử vi và người nổi tiếng. Ứng dụng đã ảnh hưởng đến khoảng 63.000 người dùng mạng xã hội trên trình duyệt. Sluchevsky và Gorbachov bị cáo buộc vận hành bốn ứng dụng nền web, trong đó có Supertest và Fquiz.

Theo hồ sơ từ tòa án, các tiện ích này đưa ra những câu hỏi như “Bạn là ma cà rồng nào?” đi kèm hình ảnh trong bộ phim Twilight, và một số bài kiểm tra như “Bạn có thuộc hoàng gia không?”.

Các ứng dụng độc hại trên website này dùng tính năng đăng nhập của Facebook, hứa hẹn chỉ thu thập giới hạn thông tin. Tuy nhiên, người dùng đã bị dụ dỗ cài đặt tiện ích trên trình duyệt để tin tặc truy cập vào tài khoản Facebook, thậm chí là các mạng xã hội khác.

Khiếu nại cho biết bên cạnh việc phục vụ cho quảng cáo, hacker đã bỏ qua thông tin hồ sơ công khai và danh sách bạn bè của nạn nhân, ngoài những tài khoản được Facebook chấp thuận. Ở bối cảnh hiện tại, hai nhà sản xuất có thể dính đến vụ việc bán 81.000 tin nhắn riêng tư của người dùng năm ngoái.

Facebook nhấn mạnh rằng họ đã thông báo công khai vào khoảng 31/10, gần ngày mà báo cáo từ BBC tiết lộ vụ bê bối về tin nhắn cá nhân, đề cập đến việc mạng xã hội này đổ tội cho các tiện ích độc hại trên trình duyệt. Tin tặc đã xác nhận sở hữu thông tin từ 120 triệu tài khoản trên mạng xã hội này nhưng nhiều chuyên gia an ninh mạng tỏ ra nghi ngờ. Nếu con số 63.000 trình duyệt bị ảnh hưởng của Facebook là đúng, phản hồi của công ty sẽ làm sáng tỏ các điểm còn vướng mắc.

Đơn khiếu nại nói rằng hai tin tặc đã khiến Facebook bị tổn hại uy tín, liên quan đến bê bối bán tin nhắn riêng tư dù công ty nói rằng đây không phải lỗi của họ. Năm ngoái, BBC đặt câu hỏi cho Facebook chỉ ra các tiện ích độc hại, công ty đã không trả lời ngay hay cung cấp những thông tin về hai hacker liên quan.

facebook-kien-cong-ty-khac-vi-an-cap-thong-tin-nguoi-dung

Ngoài ra, hãng cho rằng người dùng đã tự mình làm ảnh hưởng cho trình duyệt bằng cách cài đặt các tiện ích độc hại. Điều này làm cho vụ kiện hiện tại khác với vụ Cambridge Analytica, vấn đề xoay quanh việc cấp quyền cho những nhà phát triển truy cập vào dữ liệu. Khiếu nại cũng chỉ ra còn nhiều mạng xã hội khác bị ảnh hưởng nhưng không cung cấp tên.

Tuy nhiên, vụ việc sẽ diễn biến theo chiều hướng khác nếu Facebook không phê duyệt cho tin tặc dùng tính năng đăng nhập. Theo đó, hacker đã đăng ký tài khoản từ năm 2016 đến 2018 với tên như Elena Stelmah và Amanda Pitt. Facebook phát hiện ra kế hoạch qua cuộc điều tra các tiện ích độc hại, họ đã khóa tất cả tài khoản vào ngày 12/10 năm ngoái, sau đó liên hệ với các công ty trình duyệt để đảm bảo ứng dụng độc hại không còn tồn tại.

Facebook đang cáo buộc Sluchevsky và Gorbachov vì vi phạm Luật lừa đảo lạm dụng máy tính bằng cách truy cập dữ liệu trái phép, gian lận vì mạo danh nhà phát triển. Họ cho biết, dựa trên hành vi mạo danh của bị cáo để có được quyền truy cập và sử dụng tính năng trên nền tảng, phản hồi này là hợp lý.

Mới đây, Facebook cũng đệ đơn kiện bốn công ty Trung Quốc đã bán tài khoản mạng xã hội giả. Dù nhiều bị cáo ở nước ngoài và không phải chịu hậu quả nghiêm trọng, các vụ kiện mang lại cho Facebook cơ hội tự bảo vệ mình trước những cáo buộc về quyền riêng tư, giải thích cách thức người dùng bị lợi dụng. 

 

Vì sao Facebook khó trở thành WeChat thứ hai?

Muốn học theo mô hình WeChat để trở thành một mạng xã hội đa năng, Facebook được dự đoán gặp nhiều khó khăn hơn so với ứng dụng của Trung Quốc.

 

Facebook nghiên cứu máy đọc suy nghĩ

Công nghệ mà Facebook đang theo đuổi nhằm cho phép người dùng giao tiếp với nhau thông qua giao tiếp đọc suy nghĩ, tuy nhiên, vấn đề quyền riêng tư và đạo đức lại không được đề cập tới.

 

Facebook vẫn kiếm được tiền ở Trung Quốc dù bị cấm

Thất bại trong việc bành trướng đến Trung Quốc, nhưng Facebook vẫn kiếm được tiền từ thị trường này.