GDP bình quân 3.000USD/năm, cần nhìn vào thực tế

Thứ hai, 12/08/2019, 13:44 PM

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (GDP đầu người) theo cách tính GDP mới sẽ tăng lên ở mức 3.000 USD/năm (năm 2018), thay vì 2.590 USD/người/năm như khi sử dụng cách tính hiện nay.

gdp-binh-quan-3000usdnam-can-nhin-vao-thuc-te
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam (GDP đầu người) theo cách tính GDP mới sẽ tăng lên ở mức 3.000 USD/năm (năm 2018), thay vì 2.590 USD/người/năm như khi ps dụng cách tính hiện nay. Ảnh minh họa

Số liệu cụ thể về quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam của Tổng cục Thống kê dựa theo cách tính mới chưa được tiết lộ. Theo cách tính vẫn áp dụng hiện nay thì nền kinh tế Việt Nam năm 2018 có quy mô khoảng 5,5 triệu tỷ đồng.

Đánh giá vấn đề tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam, chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Trinh cho biết, sau con số tăng trưởng trên chúng ta cần nhìn vào thực tế kinh tế Việt Nam, ngay đầu năm 2019, giải bài toán ngân sách thiếu hụt thuế bảo vệ môi trường xăng dầu có hiệu lực. Xem xét tăng các loại thuế khác như VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt…

Mới đây nhất câu chuyện đặt ra thu phí môi trường khí thải, cập nhật dữ liệu quản lý thuế người hành nghề xe ôm, quán cóc, xe lam…

“Tăng thuế là ảnh hưởng đến người dân, vậy quay ngược trở lại khi tăng GDP, người dân được hưởng gì từ kỳ tích ấy hay lại phải cõng thêm gánh nặng thuế? Tôi cho rằng chúng ta không nên đặt mục tiêu tăng trưởng GDP nữa. Bởi GDP tăng trưởng càng cao thì càng gây bất ổn kinh tế vĩ mô”, TS. Bùi Trinh nêu quan điểm.

Theo TS. Bùi Trinh, con số tăng trưởng GDP cao hay thấp cũng không có ý nghĩa nhiều đối với nền kinh tế Việt Nam. Vị chuyên gia này phân tích, mô hình kinh tế của Việt Nam vẫn chuyển đổi chậm, nền kinh tế vẫn phụ thuộc nặng nề vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và FDI. Nền kinh tế vẫn chủ yếu là gia công, công nghiệp phụ trợ phát triển còn chậm.

Bùi Trinh cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dựa trên 3 rường cột quan trọng: Xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng.

Vì thế muốn kinh tế tăng trưởng mạnh, chỉ cần tăng trưởng kinh tế tiêu dùng. Bởi kinh tế tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP.

Động lực thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trong ngắn hạn đó chính là giá cả hàng hóa giảm, còn dài hạn chính là xu hướng tiêu dùng và chính sách nới tín dụng tiêu dùng trong nước.

“Nói cách khác để tăng tiêu dùng chỉ cần nới tín dụng cho vay tiêu dùng là có thể tăng và đảm bảo tăng trưởng GDP”, ông Trinh cho biết.

Theo ông Trinh cách tính GDP dựa trên quản lý cầu là của Keynes được đưa ra trong bối cảnh thế giới khủng hoảng thừa những năm 30 của thế kỉ trước.

Người ta quản lý cầu là vì muốn kỳ vọng rằng khi kích cầu tăng 1 đồng thì sẽ kích cung tăng hơn 1 đồng. Trong khi đó, thực tế tại Việt Nam hiện nay không giống như vậy, do đó, chúng ta cũng không thể áp dụng cách tính này. Nền kinh tế sản xuất của chúng ta còn yếu, chính vì vậy, việc Nhà nước quá chú trọng vào quản lý cầu là chưa thực sự hợp lý.

Khi tập chung vào quản lý cầu dẫn đến các chính sách tập trung can thiệp để người dân sử dụng các sản phẩm làm ra trong xã hội. Đồng thời tất cả các ngành phải chi ngân sách mạnh hiện nay như quản lý ngân sách. Chỉ cần tiêu dùng tăng GDP sẽ tăng nhưng không có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế, về lâu về dài sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực khôn lường.

Chia sẻ trên báo Dân Việt, PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết, Tổng cục Thống kê, như đã nói rõ trong đề án, đã thống kê thêm những hoạt động kinh tế không quan sát hoặc chưa quan sát được. Điều này sẽ làm gia tăng GDP của nền kinh tế và đương nhiên thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng lên.

Vị chuyên gia khẳng định đây không phải là việc chưa có tiền lệ. Trước đây, nhà ở tự có không tính vào GDP nhưng từ năm 2014, nhà ở tự có cũng đã được đưa vào để tính GDP.

Ví dụ bạn có 1 ngôi nhà. Nếu như ngôi nhà đó bạn đi thuê thì phải mất 10 triệu đồng/tháng. Nhưng thay vì bạn phải trả tiền thuê cho chủ ngôi nhà và nó trở thành thu nhập của người cho thuê thì nay nếu bạn chính là chủ sở hữu ngôi nhà thì cũng giống như bạn tự trả tiền cho bạn là 10 triệu đồng. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thống kê sẽ tính toán rằng, giá trị của ngôi nhà đó tạo ra cho bạn bao nhiêu tiền và số tiền này được đưa thêm vào tính GDP và làm gia tăng GDP của nền kinh tế.

Tương tự, theo cách tính mới của Tổng cục Thống kê dù chưa công bố chính thức nhưng có thể dự đoán rằng, cơ quan này sẽ tìm thêm những dịch vụ như thế để tính vào GDP.

Ngoài ra, còn có những hoạt động phi chính thức như con gà, mớ rau mà các gia đình đang tự sản xuất, tự tiêu dùng. Đặc biệt là các gia đình nông thôn chẳng hạn, họ tự trồng rau, nuôi con gà, con lợn và tự tiêu thụ. Tất cả những giá trị được tạo ra từ hoạt động đó đều có thể được Tổng cục Thống kê quy đổi, ước tính để tính vào GDP.

Hay như các hoạt động phi chính thức khác như cắt tóc, bán hàng rong, trà đá… trước đây chưa thống kê vào thì nay sẽ thống kê vào.

 

Thường trực Chính phủ yêu cầu không để xảy ra thiếu điện

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia.

 

Đeo mào cho xe hợp đồng: Doanh nghiệp taxi truyền thống muốn được đối thoại với Thủ tướng

Các doanh nghiệp taxi truyền thống bày tỏ mong muốn được đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về quy định gắn hộp đèn nóc xe đối với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ.

 

Vì sao Công ty Intracom bị xử phạt 120 triệu đồng

UBND tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với Công ty CP đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) tổng số tiền 120 triệu đồng.